Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp gồm những gì? Đó là những loại thuế như thế nào? NewCA sẽ giúp bạn tổng hợp tất cả các loại thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp trong bài viết dưới đây.
Các tin tức liên quan:
- Đăng ký tài khoản thuế điện tử (eTax services)
- Đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản trang thuế điện tử
- Quy định chuyển tiếp trong thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP
- Nắm rõ quy định tạm nộp 75% thuế TNDN 3 quý đầu năm 2021 theo nghị định 126
Mục lục
Thuế môn bài
Thuế môn hài hay còn được gọi là lệ phí môn bài là một trong các loại thuế bắt buộc mọi doanh nghiệp phải nộp hàng năm. Kể cả với những doanh nghiệp mới thành lập, ngay sau khi được cấp phép kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức phải nộp tờ khai lệ phí môn bài về cho Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý.
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Phụ thuộc vào vốn điều lệ công ty đăng ký khi thành lập sẽ có mức phí khác nhau:
- Với công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài phải đóng là 3.000.000 đồng/năm
- Với công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài phải đóng là 2.000.000 đồng/năm
Từ ngày 01/01/2017, theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về hạn nộp tờ khai thuế môn bài như sau:
- Kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh, việc khai lệ phí môn bài chỉ cần thực hiện một lần. Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn khai lệ phí môn bài là 30 ngày. Tình từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh hoặc hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài hàng năm muộn nhất là ngày 30 tháng 01.
Bắt đầu từ năm 2018, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn giảm lệ phí môn bài trong một năm đầu. Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới, tách ra từ doanh nghiệp đăng ký cũng được miễn lệ phí môn bài.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp chuyển từ hộ kinh doanh, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng hay còn được gọi là thuế gián thu. Hiểu một cách đơn giản hơn, đây là một loại thuế bán hàng, dựa trên phần giá trị chênh lệch của giá thực khi sản xuất sản phẩm với giá bán bên ngoài thị trường. Thuế giá trị gia tăng được tính dựa trên phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu vào – Thuế GTGT đầu ra
Trong đó:
- Thuế GTGT = Thuế suất x Giá thuế
- Theo thông tư 219/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 26/2015 quy định thuế suất của thuế GTGT đối với các doanh nghiệp, tùy từng loại hàng hóa, và dịch vụ kinh doanh sẽ dao động từ 0%, 5% và 10%
Phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x thuế suất GTGT của hàng hóa đó
Trong đó:
Quy định về thuế suất của hàng hóa được chia thành từng phần như sau:
- Phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%
- Dịch vụ, xây dựng (không bao thầu nguyên vật liệu): 5%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng và có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
- Các hoạt động kinh doanh khác: 2%
Khách với thuế môn bài, thuế GTGT bắt buộc các doanh nghiệp phải khai theo tháng. Cũng có những trường hợp doanh nghiệp được khai theo quý, cụ thể được quy định trong thông tư 151/2014/TT-BTC như sau:
“Khai thuế theo quý được áp dụng đối với doanh nghiệp giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
Trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, việc khai thuế giá trị gia tăng cũng sẽ được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng, bắt đầu từ năm dương lịch tiếp theo, căn cứ dựa vào mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề để thực hiện việc khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.”
>> Nội dung liên quan: Kiểm thuế GTGT tại doanh nghiệp xây dựng <<
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Một trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đó chính là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu. Có nghĩa là thuế thu trên các khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí hợp lý.
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, hay công ty, dịch vụ có thu nhập đều có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Loại thuế này được tính theo từng quý vào quyết toán thuế vào cuối năm.
Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi , bổ sung bởi thông tư 96/2015/TT-BTC) thì Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển theo quy định)
Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC, quy định về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, căn cứ dựa theo thu nhập hàng năm của doanh nghiệp như sau:
- Đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
- Đối với doanh nghiệp doanh thu trên 20 tỷ đồng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%
- Đặc biệt, với doanh nghiệp có các dịch vụ, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp do động từ 32% – 50%.
- Kết hợp với Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ, trong trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên nằm ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và thuộc danh mục địa bàn được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Theo thông tư 156/2013/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả cho người lao động. Trước khi thực hiện thanh toán lương, chi phí hoa hồng, doanh nghiệp sẽ khấu trừ thuế TNCN của người lao động, trong trường hợp người lao động không thuộc diện phải tính thuế TNCN.
Thuế thu nhập cá nhân được tính và kê khai theo từng tháng hoặc quý, nhưng quyết toán theo năm. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
- Thu nhập tính thuế TNCN là tổng thu nhập cá nhân doanh nghiệp chi trả cho người lao động
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:
“Tổ chức, doanh nghiệp chi trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ấy không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”
>> Nội dung liên quan: Chính thức miễn giảm thuế TNDN, TNCN, GTGT và miễn tiền nộp chậm năm 2020-2021
Hiểu một cách đơn giản, mặc dù thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của từng cá nhân nhưng các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chi trả trả thu nhập vẫn phải tiến hành khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Việc khấu trừ thuế được thực hiện theo quy định tại thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
- Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ thuế dựa theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Trước khi khấu trừ, người lao động sẽ được tính giảm trừ gia cảnh. Doanh nghiệp chi trả thu nhập có phải trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
- Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, khấu trừ thuế trực tiếp 10% tại nguồn. Trường hợp này sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết theo 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức, doanh nghiệp chi trả thu nhập tạm thời và không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
- Đối với cá nhân không cư trú: trước khi trả thu nhập khấu trừ thuế 20%
Xem thêm: Cách quyết toán thuế TNCN
Một số loại thuế khác
Thuế xuất nhập khẩu
Đây là loại thuế được áp dụng với những doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016, hai loại thuế này được áp dụng phương pháp tính thuế như: tính theo tỷ lệ %, tính thuế tuyệt đối, tính thuế hỗn hợp.
Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %, căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế để tính số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp
Trong đó, thuế suất được xác định theo từng mặt hàng doanh nghiệp phải chịu thuế, theo Thông tư 182/2015/TT-BTC, phụ lục 1 quy định.
Với phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp: Dựa vào lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.
Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế thuộc thuế gián thu. Loại thuế này được áp dụng đối với những doanh nghiệp tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hoạt động khai thác khoáng sản.
Thuế tài nguyên được tính căn cứ vào sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên. Công thức thuế tài nguyên được tính như sau:
Thuế tài nguyên = sản lượng tài nguyên x giá tính thuế x thuế suất.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những loại thuế gián thu. Loại thuế này thực hiện thu thuế một số hàng hóa đặc biệt do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và bán ra thị trường hoặc doanh nghiệp nhập khẩu về rồi bán ra.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Công thức thuế tiêu thụ đặc biệt được tính như sau:
Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất.
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu. Loại thuế này căn cứ thu vào những sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây ra những tác động xấu đến môi trường.
Theo luật thuế bảo vệ môi trường 2010, thuế bảo vệ môi trường được áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Công thức tính thuế bảo vệ môi trường như sau:
Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối.
Đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường chỉ cần nộp một lần khi doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh
Đối với những mặt hàng hàng hóa sản xuất trong nước, những doanh nghiệp tiến hành nộp thuế bảo vệ môi trường sẽ phải hoàn thiện và nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Đối với những mặt hàng hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp nộp thuế sẽ thực hiện nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan. Trên đây là tổng hợp các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp khi kinh doanh. Hy vong qua bài viết này, NewCA sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thuế, hỗ trợ giải đáp những thắc mắc cho khách hàng và doanh nghiệp.
Tóm lược nội dung
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Đây là một loại thuế bán hàng, dựa trên phần giá trị chênh lệch của giá thực khi sản xuất sản phẩm với giá bán bên ngoài thị trường.
Thuế môn bài là gì?
Thuế môn hài hay còn được gọi là lệ phí môn bài là một trong các loại thuế bắt buộc mọi doanh nghiệp phải nộp hàng năm. Kể cả với những doanh nghiệp mới thành lập, ngay sau khi được cấp phép kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức phải nộp tờ khai lệ phí môn bài về cho Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý.
Bài viết liên quan:
- Tổng hợp tất cả các chi phí thành lập công ty
- Các loại vốn trong doanh nghiệp được quy định theo luật doanh nghiệp
- Hồ sơ quyết toán thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp) chuẩn nhất bạn cần biết
- Hướng dẫn chi tiết các bước cá nhân tự quyết toán thuế TNCN
- Nơi nộp hồ sơ khai thuế đối với đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp cần biết
————————
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/
- Email: [email protected]