Chữ ký số và chữ ký điện tử: Tương đồng hay khác biệt?

Chữ ký số và chữ ký điện tử

Hiện nay, chữ ký số và chữ ký điện tử được ứng dụng  ngày càng phổ biến trong các giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng định nghĩa rõ ràng chữ ký số là gì? Điểm khác biệt giữa chữ ký số và chữ ký điện tử là gì? Cùng NewCA tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây. 

Định nghĩa về chữ ký số và chữ ký điện tử

Chữ ký số là gì?

Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, chữ ký số được định nghĩa như sau:

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Nói đơn giản, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra dựa trên công nghệ mã hóa công khai (PKC). Chữ ký này gồm một cặp khóa chứa một khóa riêng biệt và một khóa công khai nhằm lưu trữ và bảo mật an toàn thông tin được mã hóa.

Những thông tin này có chứa tên công ty, mã số thuế,… không thể thiếu trong mọi giao dịch của doanh nghiệp. Vì thế, chữ ký số được công nhận như con dấu của doanh nghiệp. Đặc biệt, chữ ký số cần thiết cho các giao dịch như ký kê khai thuế TNCN, ký phát hành hóa đơn điện tử hay ký hợp đồng điện tử

Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Hiểu đơn giản, chữ ký điện tử chính là một dạng thông tin được gắn kèm theo dữ liệu bao gồm chữ, ký hiệu, âm thanh, hình ảnh hoặc một hình thức khác bằng phương tiện điện tử. Chữ ký điện tử nhằm mục đích xác nhận người ký dữ liệu đồng thời xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung dữ liệu được ký.

Giá trị pháp lý của chữ ký số và chữ ký điện tử

Giá trị pháp lý của chữ ký số

Chữ ký số được pháp luật đảm bảo tính pháp lý tại điều 8, chương II của Nghị định 130/2018/NĐ-CP cụ thể như sau: 

  • Đối với trường hợp văn bản cần có chữ ký số mới đảm bảo đầy đủ giá trị: văn bản chỉ có giá trị khi chữ ký này cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của một chữ ký số theo Điều 9 thuộc Chương II của Nghị định 130/2018/NĐ-CP. 
  • Đối với trường hợp văn bản cần được đóng dấu của doanh nghiệp mới đảm bảo đầy đủ giá trị: văn bản này chỉ có giá trị khi chữ ký số tương đương với con dấu điện tử của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một chữ ký số theo Điều 9, thuộc Chương II của Nghị định 130/2018/NĐ-CP. 
  • Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài nhưng được cấp phép sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam:  chỉ có giá trị pháp lý khi các chứng nhận này do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp phép sử dụng.

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Theo Điều 24 của Luật Giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử sẽ có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  1. Đối với trường hợp pháp luật quy định văn bản/hợp đồng cần có chữ ký, thì chữ ký điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung văn bản/hợp đồng
  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử phải đủ tin cậy, phù hợp với mục đích của văn bản/hợp đồng và không vi phạm các điều cấm của pháp luật.
  1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản/hợp đồng cần được đóng dấu của cơ quan/tổ chức, thì chữ ký điện tử của cơ quan/tổ chức đó có giá trị pháp lý khi đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.

Xem thêm: Tổng hợp các loại hợp đồng có trong doanh nghiệp

Điểm chung của chữ ký số và chữ ký điện tử 

Chữ ký số chính là một dạng chữ ký điện tử được tạo lập với mục đích để thay thế cho chữ ký truyền thống và sử dụng trong các giao dịch, văn bản trực tuyến. Vì thế, chữ ký số và chữ ký điện tử có một số điểm tương đồng về lợi ích khi sử dụng như sau: 

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện các giao dịch điện tử.
  • Linh hoạt trong cách thức ký kết các văn bản hợp đồng, giao dịch,… có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
  • Đơn giản hóa quy trình chuyển và gửi hồ sơ, tài liệu đến các đối tác khách hàng, cơ quan, tổ chức.
  • Bảo vệ danh tính cá nhân và bảo vệ an ninh về dữ liệu doanh nghiệp.
  • Chữ ký số và chữ ký điện tử tạo thuận lợi cho việc lập hồ sơ thuế và báo cáo thuế của doanh nghiệp theo hình thức trực tuyến.
  • Được đảm bảo giá trị pháp lý thông qua luật giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định 130/2018/NĐ-CP 
So sánh chữ ký điện số và chữ ký điện tử
So sánh chữ ký điện số và chữ ký điện tử

Điểm khác biệt của chữ ký số và chữ ký điện tử

Chữ ký số và chữ ký điện tử đều được sử dụng cho mọi giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng của người dùng mà chúng trở lên khác nhau. Một vài điểm khác biệt cụ thể như: 

Tiêu chí so sánh
Chữ ký điện tử 


Chữ ký số

Định dạngLà bất kỳ biểu tượng nào (hình ảnh, chữ viết,…)USB Token, HSM, Smart Card
Chức năng chínhXác minh nguồn gốc của tài liệuXác minh danh tính người ký số
Phân loại3 kiểu: Chữ ký số, Chữ ký scan, Chữ ký dạng ảnh4 kiểu: Chữ ký số Token, Chữ ký số HSM, Chữ ký số Smartcard, Chữ ký số từ xa
Tiêu chuẩn Không phụ thuộc vào bất kỳ tiêu chuẩn mã hóa nàoPhụ thuộc vào tiêu chuẩn mã hóa như mã PIN điện thoại, xác nhận bằng email,…
Cơ chế xác minh thông tinXác minh danh tính người ký số thông qua email, các số định dạng cá nhân (PIN), chữ ký từ bút điện tử trên thiết bị màn hình cảm ứng,…ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉnh
Xác nhậnKhông có quy trình xác nhận cụ thểĐược xác nhận từ đơn vị có chứng nhận từ Bộ TT&TT
Bảo mậtCó tỷ lệ giả mạo chữ kýKhó có khả năng giả mạo 
Độ độc quyền Có thể được xác nhận bởi bất cứ aiCần xác nhận chữ ký thông qua phần mềm độc quyền
Cách thức đăng ký sử dụngNgười dùng có thể tự đăng ký sử dụng chữ ký thông qua Word, Excel hoặc PowerPoint. Người dùng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Đối với doanh nghiệp: giấy chứng nhận đăng ký thuế, bảo sao công chứng giấy phép kinh doanh và Chứng minh nhân dân của cá nhân đại diện doanh nghiệp.
Đối với cá nhân: chứng minh nhân dân hoặc passport của người đăng ký, gửi đến nhà cung cấp dịch vụ để thực hiện đăng ký.  
Bảng so sánh chữ ký số và chữ ký điện tử

Như vậy, khách hàng có thể thấy rõ hơn điểm riêng biệt và sử dụng hai dạng chữ ký phù hợp với mục đích.  

Dịch vụ chữ ký số của NewCA

NewCA là đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín tại Việt Nam với hơn 500 đối tác và 300.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước tin dùng. NewCA phát triển với triết lý kinh doanh đem đến cho khách hàng dịch vụ tốt, bước đệm cho thành công của doanh nghiệp. Đây là chữ ký số hợp pháp do NewCA trực tiếp kiểm định mức độ an toàn thông tin và được người dùng đánh giá cao: 

  • Chữ ký số FastCA
  • Chữ ký số EASYCA
  • Chữ ký số EFY-CA
  • Chữ ký số VINACA

NewCA lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số có hệ sinh thái tích hợp đồng bộ với nhau. Điều này tạo thành hệ thống khép kín giúp tăng cường độ an toàn và bảo mật thông tin cao, hạn chế tối đa việc rò rỉ dữ liệu. 

Trên đây là bài viết so sánh chữ ký số và chữ ký điện tử. Mong răng bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích nhất về hai sản phẩm này.

Để có thêm thông tin hay cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của NewCA, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn: 19002066. Hoặc để lại thông tin tại hòm thư điện tử, bộ phận CSKH sẽ liên hệ tư vấn trực tiếp.

Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt chữ ký số NewCA

Tóm lược nội dung

Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Chữ ký số và chữ ký điện tử có những điểm chung nào?

Tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện các giao dịch điện tử.
Linh hoạt trong cách thức ký kết các văn bản hợp đồng, giao dịch,… có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
Đơn giản hóa quy trình chuyển và gửi hồ sơ, tài liệu đến các đối tác khách hàng, cơ quan, tổ chức.
Bảo vệ danh tính cá nhân và bảo vệ an ninh về dữ liệu doanh nghiệp.

Bài viết liên quan:

Công ty cổ phần NewCA

Nef Digital SEOON