Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty không?

Có cần chứng minh vốn điều lệ không

Vốn điều lệ là gì? Vai trò của vốn điều lệ là gì? Doanh nghiệp có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không? Đây là những câu hỏi mà khi thành lập công ty bất kỳ ai cũng cần tìm hiểu. Hãy cùng NewCA tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty không?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc chứng minh vốn điều lệ. Trên thực tế, sau khi đăng ký vốn điều lệ, doanh nghiệp chỉ cần quản lý hoạt động hiệu quả là đủ. 

Theo quy định mới nhất được ban hành là thời hạn góp vốn điều lệ trong vòng 90 ngày, tính từ ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh. Nếu sau thời gian trên, các nhà đầu tư không góp đủ số tiền thỏa thuận thì vốn điều lệ sẽ được điều chỉnh về vốn thực tế đã góp. Vì thế mà có một số doanh nghiệp vì thế mà lựa chọn mức vốn quá thấp hoặc quá cao so với năng lực tài chính thực sự. Điều này là không nên.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Vốn điều lệ là gì?

Để trả lời câu hỏi có cần chứng minh vốn điều lệ không? Doanh nghiệp cần tìm hiểu vốn điều lệ là gì?. Theo Khoản 34 Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ được quy định như sau: 

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”. 

Như vậy, vốn điều lệ là nền tảng để các cam kết trong doanh nghiệp được thực thi và được đo bằng số tiền của mỗi cổ đông khi góp vốn. Tài sản góp vốn có thể là VNĐ hoặc ngoại tệ có thể định giá được bằng VNĐ.  Ngoài ra, vốn điều lệ còn là cơ sở để xác định lệ phí môn bài hàng năm của doanh nghiệp đó. 

Với một doanh nghiệp nói chung, vốn điều lệ chính thể hiện rằng: 

  • trách nhiệm của cổ đông được cam kết bằng số vốn họ góp vào công ty
  • cơ sở để thực hiện các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
  • cơ sở để phân bổ lợi nhuận và rủi ro trong doanh nghiệp 

Đặc điểm của vốn điều lệ

Để có thể xây dựng cơ cấu và chuẩn bị nguồn lực tốt, doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm của vốn điều lệ. Một số đặc điểm nổi bật của vốn điều lệ, cụ thể: 

  • Thời gian góp vốn điều lệ: vốn điều lệ chỉ được thống nhất trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khoảng thời gian này không kể thời gian vận chuyển hay nhập khẩu tài sản, làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu tài sản góp vốn. 
  • Hình thức tài sản góp vốn: ngoài tiền mặt, vốn điều lệ còn có thể được góp bằng các tài sản có giá trị và có khả năng quy đổi ra tiền mặt như ngoại tệ chuyển đổi vàng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, bằng độc quyền sáng chế,…
  • Số vốn điều lệ: hiện nay số vốn điều lệ của doanh nghiệp không giới hạn định mức. Số vốn sẽ phụ thuộc vào quy mô và khả năng huy động vốn và lĩnh vực hoạt động của mỗi công ty. 

Vốn điều lệ dành cho từng loại hình doanh nghiệp

Với một doanh nghiệp, vốn luôn quan trọng trong quá trình vận hành và quản lý các hoạt động kinh doanh. Và vốn điều lệ cũng vậy, vai trò của vốn điều lệ được thể hiện rõ qua từng loại hình doanh nghiệp dưới đây.  

Có cần chứng minh vốn điều lệ
Có cần Có cần chứng minh vốn điều lệ?

Số vốn điều lệ đối với công ty cổ phần

Theo Điều 112 của Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ đối với công ty cổ phần được quy định như sau: 

  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần chính là tổng mệnh giá của tất cả các loại cổ phần đã được giao bán thành công. 
  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký khi thành lập là tổng mệnh giá của các loại cổ phiếu đã đăng ký mua và được ghi trong điều khoản chính thức của công ty.

Vốn điều lệ với loại hình công ty TNHH 1 thành viên

Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên được hiểu là: 

  • Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên chính là tổng giá trị tài sản mà chủ doanh nghiệp cam kết sẽ đầu tư. Số vốn đó sẽ được quy định trong biên bản điều lệ công ty kể từ thời điểm thành lập. 
  • Tại đây, chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về tất cả khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ. 

Số vốn điều lệ đối với công ty TNHH 2 thành viên

Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, vốn điều lệ được quy định như sau: 

  • Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên chính là tổng số vốn góp của các thành viên cam kết quản lý và xây dựng doanh nghiệp. 
  • Tuy nhiên, số vốn này có thể được thay đổi sau 90 ngày khi vốn chưa được góp đủ kể từ thời điểm giấy phép kinh doanh được cấp.

Đối tượng góp vốn điều lệ

Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên hay công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoại trừ những trường hợp dưới đây:

  • Các cơ quan nhà nước và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản của nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Các cá nhân, tổ chức không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Nên đăng ký vốn điều lệ là bao nhiêu thì hợp lý? 

Hiện nay, chưa có quy định nào của Chính phủ về hạn mức góp vốn điều lệ cho từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, dựa vào quy mô hoạt động của từng công ty, chủ doanh nghiệp nên quy định số vốn điều lệ cần đóng góp. 

Trong trường hợp, chủ doanh nghiệp thành lập công ty lần đầu tiên, chưa có nhiều kinh điều hành và quản lý thì nên để số vốn điều lệ trên mức tối thiểu, không cần quá nhiều. Sau khi công ty có mức độ tăng trưởng ổn định, chủ doanh nghiệp có thể đăng ký tăng vốn điều lệ.

Tuy nhiên nếu chủ doanh nghiệp đã có kinh mở và điều hành công ty thì có thể đăng ký số vốn điều lệ lớn để tạo dựng danh tiếng.

Thủ tục góp vốn điều lệ

Vậy thủ tục góp vốn điều lệ như thế nào? Trước tiên, người tham gia cần đăng ký số vốn sẽ đóng góp cho doanh nghiệp và góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn. Khi góp đủ vốn điều lệ đúng thời hạn, cá nhân, tổ chức sẽ được công nhận tư cách thành viên. Tiếp đến công ty đó cần thành lập và lưu trữ sổ đăng ký cổ đông với đủ thông tin như tỷ lệ góp vốn, cổ phần,…Cùng với giấy chứng nhận vốn góp hợp pháp của từng cá nhân. 

Giấy chứng nhận vốn góp hợp pháp cần chứa đầy đủ những nội dung sau: 

  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp;
  • Thông tin thành viên của cá nhân/tổ chức;
  • Tên công ty, mã số doanh nghiệp cùng địa chỉ trụ sở chính;
  • Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của cá nhân/tổ chức;
  • Họ tên, chữ ký của người đại diện pháp nhân;
  • Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên (đối với công ty hợp danh);
  • Phần vốn góp cùng tỷ lệ phần vốn góp của thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp (đối với công ty hợp danh).

Trong trường hợp, giấy chứng nhận vốn góp bị mất, bị hư hỏng hay bị hủy hoại dưới bất kỳ hình thức nào, đơn vị được góp vốn sẽ cấp lại cho nhà đầu tư theo trình tự và thủ tục của công ty đó.

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai vốn điều lệ

NewCA cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp trong đó kèm theo phương thức kê khai vốn điều lệ điện tử. Vốn có thể cập nhật dễ dàng, không cần mất thời gian đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi đặt trụ sở công ty để điều chỉnh. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong giải quyết các thủ tục hành chính so với phương thức truyền thống. 

NewCA hy vọng thông qua bài viết này, cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nắm rõ có cần chứng minh vốn điều lệ hay không? Điều này giúp doanh nghiệp khi mới thành lập có thể tối ưu thời gian và chi phí. Để có thể tìm hiểu thêm các dịch vụ của NewCA, khách hàng có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn: 19002066.

Bài viết liên quan:

—————————

Công ty cổ phần NewCA

Nef Digital SEOON