Ngày 27/9/2018, Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 130/2018/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số áp dụng đối với cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử.
Ngày 27/9/2018, Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 130/2018/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số áp dụng đối với cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử.
Vậy chữ ký số là gì? Giá trị pháp lý của nó được công nhận như thế nào? Chữ ký số có thể ứng dụng vào các lĩnh vực gì? Và đem lại lợi ích cho người dùng, cho tổ chức sử dụng như thế nào?
NewCA xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về chữ ký số như sau:
Mục lục
1. Khái niệm về chữ ký số
- Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên
- Hệ thống mật mã không đối xứng là hệ thống mật mã có khả năng tạo được cặp khóa bao gồm khoá bí mật và khoá công khai.
- Khoá là một chuỗi các số nhị phân (0 và 1) dùng trong các hệ thống mật mã.
- Khóa bí mật là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.
- Khóa công khai là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khoá bí mật tương ứng trong cặp khoá.
- Ký số là việc đưa khóa bí mật vào một chương trình phần mềm để tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu. Từ đó giúp người nhận dữ liệu có thể kiểm tra chữ ký số trong thông điệp dữ liệu nhận được và tiến hành các giao dịch có liên quan.
2. Giá trị pháp lý của chữ ký số
Theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định như sau:
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Hiểu theo cách khác, chữ ký số được ví như chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu của tổ chức/doanh nghiệp trên môi trường điện tử.
3. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó.
- Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam cấp.
- Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
- Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.
4. Phạm vi ứng dụng của chữ ký số
Hiện nay, chữ ký số được coi là phương án giải quyết tốt nhất mọi vấn đề khi giao dịch trên môi trường Internet, đồng thời cũng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực bảo mật cao khác:
- Đối với cá nhân: Chữ ký số được sử dụng trong các giao dịch thư điện tử (email), ký hợp đồng điện tử, để mua bán hàng trực tuyến (shopping online), giao dịch thương mại điện tử, đầu tư chứng khoán điện tử, sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến …
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Chữ ký số được sử dụng trong giao dịch khai thuế qua mạng, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử, nộp thuế điện tử, đăng ký kinh doanh trực truyến, chứng nhận xuất xứ (C/O) điện tử, giao dịch thương mại điện tử, thanh toán/chuyển tiền trực tuyến, ký hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, văn bản điện tử … giúp quá trình giao dịch trực tuyến được nhanh chóng, an toàn và bảo mật cao.
Xem thêm: Tổng hợp các loại hợp đồng có trong doanh nghiệp
5. Lợi ích của chữ ký số
Sau hơn 10 năm phát triển tại Việt Nam, chữ ký số đã trở thành phương tiện thiết yếu của nhiều cá nhân, tổ chức bởi những giá trị vô cùng to lớn mà nó mang lại cho người dùng như:
- Tiết kiệm chi phí giấy tờ, thời gian luân chuyển trong hoạt động quản lý công văn, báo cáo, thư điện tử, giao dịch thanh toán.
- Chữ ký số bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các doanh nghiệp yên tâm với các giao dịch điện tử của mình.
- Tính bảo mật an toàn thông tin tuyệt đối.
- Xác định được danh tính người dùng rõ ràng.
- Tăng thêm uy tín doanh nghiệp trong mắt khách hàng/đối tác.
Nhà cung cấp dịch vụ số NewCA cam kết mang lại cho khách hàng các giải pháp ứng dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử trên các nền tảng của doanh nghiệp số, dịch vụ công trực tuyến, chính phủ điện tử, quốc gia số … với tốc độ phục vụ nhanh nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất, mang lại sự hài lòng và lợi ích tối đa cho khách hàng/ đối tác.
Tóm lược nội dung
Lợi ích của chữ ký số là gì?
– Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp
– Đảm bảo tính toàn vẹn cho dữ liệu của doanh nghiệp
– Bảo mật an toàn thông tin
– Xác định danh tính rõ ràng
– Tăng uy tín cho doanh nghiệp.
Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
– Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực, được khóa công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó.
– Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số
– Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Bài viết liên quan:
- Phân biệt chữ ký số HSM và USB Token
- Chữ ký số công cộng và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Chữ ký số được dùng cho mục đích gì? Lợi ích khi sử dụng chữ ký số
- Hướng dẫn chi tiết cách chèn chữ ký vào excel dễ dàng
- Chữ ký số là gì? Các loại chữ ký số được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
—————————
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/
- Email: [email protected]