Chữ ký số HSM là một loại chữ ký số được doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã thực sự hiểu chữ chữ ký số HSM là gì và có gì khác biết so với các dòng chữ ký số khác?
Hãy cùng NewCA tìm hiểu loại chữ ký số tiện dùng này thông qua bài viết này.
Mục lục
Khái niệm chữ ký số HSM
Để hiểu rõ khái niệm về chữ ký số HSM, trước hết chúng ta cần hiểu được định nghĩa của công nghệ HSM. Cụ thể:
HSM (Hardware Security Module) là thiết bị dùng để kiểm soát các hoạt động của cặp khóa, tránh những sự xâm nhập bất hợp pháp để đánh cắp thông tin và dữ liệu người dùng.
Nói một cách đơn giản, công nghệ HSM có nhiệm vụ lưu trữ, bảo mật dữ liệu và quản lý cặp khóa điện tử. Thiết bị này được sản xuất với dạng thẻ PCMCIA hoặc Card PCI cắm trực tiếp vào máy tính hay thiết bị phần cứng riêng có kết nối mạng.
Dựa vào những thông tin trên, chúng ta có thể hiểu: Chữ ký số HSM là một dạng chữ ký điện tử sử dụng công nghệ HSM để lưu trữ và bảo vệ cặp khóa điện tử, sử dụng các giao thức mạng để truyền nhận và xử lý lệnh ký.
04 điều cần biết về chữ ký số HSM
#1. Cách thức hoạt động của chữ ký số HSM
Chữ ký số HSM cũng có cách thức hoạt động tương đồng với chữ ký số nói chung và chữ ký số Token nói riêng, cụ thể:
Chữ ký số HSM hoạt động nhờ việc sử dụng hệ thống mật mã bất đối xứng (PKC) chứa 1 cặp khóa gồm khóa công khai và khóa bí mật nhằm xác định danh tính người sử dụng. Vai trò của cặp khóa này là:
- Khóa công khai: gồm hệ thống các mật mã được công khai với mục đích xác minh danh tính người sử dụng.
- Khóa bí mật: bao gồm tất cả thông tin chi tiết của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp hợp pháp để sử dụng cho các giao dịch điện tử.
Đặc biệt, chữ ký số HSM có thể sử dụng online thông qua tài khoản kết nối mạng internet mà nó tạo ra. Người sử dụng không cần mang theo thiết bị ký số này 24/7.
#2. Đặc điểm của chữ ký số HSM
Chữ ký số công nghệ HSM với ưu điểm hạn chế tối đa sự giả mạo đồng thời đem đến cho người dùng nhiều tiện ích như sau:
- Tính toàn vẹn: Mỗi giao dịch và văn bản chứa chữ ký số HSM đều có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy hoặc con dấu của doanh nghiệp. Vì vậy sự toàn vẹn của văn bản luôn được đảm bảo dù dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tính an toàn: Chữ ký số HSM được tạo ra khi sử dụng hệ thống mật mã bất đối xứng được đánh giá an toàn đạt chuẩn Quốc tế như FIPS 140 – 2, ISO/IEC 15408 và Common Criteria – CC. Điều này giúp hạn chế tối đa việc nhân bản chữ ký số với mục đích sao chép và làm giả.
- Tính thống nhất: Mỗi chữ ký số HSM khi sử dụng đều cần chứng thực nguồn gốc. Vì vậy khi hoàn thiện quá trình xác thực dữ liệu thì mọi nguồn thông tin đều phải giống nhau. Nếu thông tin không đồng nhất giữa các văn bản, chữ ký số HSM sẽ không có giá trị pháp lý khi giao dịch.
#3. Chức năng của chữ ký số HSM
Mỗi chữ ký số HSM đều được tạo ra nhằm đảm bảo các chức năng cơ bản của một chữ ký điện tử như:
- Ký số và phân quyền đồng thời cho nhiều bộ phận: So với USB Token chỉ được cấp 1 Token duy nhất, phải chuyền tay khi sử dụng, dễ thất lạc thì Chữ ký số HSM giúp nhiều bộ phận ký số cùng một lúc, phân quyền dễ dàng.
- Tốc độ xử lý dữ liệu vượt trội: Khi sử dụng chữ ký số này người dùng có thể đảm bảo tính liên tục trong việc xử lý các giao dịch và văn bản. Tốc độ của mỗi giao dịch lên tới 1500 lượt ký/giây.
- Hỗ trợ ký số trực tuyến bằng tài khoản online đã được liên kết: Người sử dụng không bắt buộc phải mang theo thiết bị ký số khi giao dịch điện tử. Tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân có thể sử dụng chức năng ký số trực tuyến để hoàn thiện văn bản, giao dịch.
#4. Chữ ký số HSM phù hợp với đối tượng nào?
Hiện nay, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đều có thể sử dụng chữ ký số HSM để hoàn tất mọi văn bản. Cụ thể như sau:
- Tổ chức, doanh nghiệp cần xử lý nhiều giao dịch điện tử trong cùng một thời điểm và cần phân quyền cho từng nhân viên.
- Doanh nghiệp hay tổ chức có quy mô lớn và cơ sở hạ tầng chứa HSM, cần truyền nhận dữ liệu từ các chi nhánh công ty về tổng công ty.
So sánh chữ ký số HSM và USB Token
Chữ ký số HSM và USB Token là hai dạng chữ ký điện tử. Vì vậy, chúng có một số điểm tương đồng nhưng cũng có một số điểm riêng biệt. Cụ thể:
Điểm tương đồng giữa HSM và USB Token
HSM và USB Token đều là thiết bị lưu trữ, bảo mật và quản trị thông tin đã được mã hóa. Cả hai dạng chữ ký số này đều có chức năng xác nhận văn bản điện tử, có giá trị pháp lý và hạn chế tối đa khả năng giả mạo chữ ký điện tử.
Độ an toàn về bảo mật thông tin, dữ liệu người dùng của HSM và USB Token đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như Tiêu chuẩn Modul mật mã an toàn (FIPS 140 – 2), Tiêu chuẩn ISO/IEC 15408 hay tiêu chí chung (Common Criteria – CC).
Sự khác biệt giữa chữ ký số HSM và USB Token
Chữ ký số HSM | Chữ ký số USB Token | |
1 | Linh hoạt ký số trên desktop/laptop | Ký số trên desktop/laptop và |
2 | Có thể ký số online | Sử dụng USB Token kết nối với máy khi ký. Chỉ ký được offline |
3 | Có thể phân quyền cho nhiều người cùng sử dụng một lúc | chỉ cho phép 01 người dùng sử dụng tại một thời điểm |
4 | Tốc độ ký lên đến 1500 chữ ký mỗi giây | Tốc độ ký số khoảng 4 – 5 chữ ký mỗi phút |
5 | Phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ | Phù hợp với tất cả doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn |
Tuy có một số điểm khác biệt nhưng tùy vào mục đích cùng nhu cầu sử dụng, chữ ký số HSM và USB Token vẫn phát huy tối đa công dụng sẵn có.
Về chữ ký số CyberHSM
Hiện nay, tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân có thể đăng ký sử dụng dịch vụ chữ ký số HSM từ nhiều nhà cung cấp. CyberLotus là một trong những đơn vị có nền tảng công nghệ vững chắc cung cấp dịch vụ chữ ký số. CyberHSM là sản phẩm chữ ký điện tử của đơn vị này với ưu điểm vượt trội như:
- Ký số với tốc độ cao trên bất kỳ nền tảng nào với tốc độ lên tới 7tps và gấp 50 lần so với USB Token.
- Ký số trực tuyến với mức độ bảo mật thông tin cao trên nền tảng đám mây, đạt tiêu chuẩn của tổ chức Quốc tế FIPS 140-2 Level 3 về an toàn và bảo mật dữ liệu.
- Ký số tập trung thay vì phân tán như nhiều dạng chữ ký khác, có chức năng phân quyền để nhiều bộ phận, cá nhân sử dụng cùng lúc.
- Tiết kiệm chi phí quản lý và mua sắm cho doanh nghiệp
- Độ tương thích cao với nhiều hệ thống như hóa đơn điện tử, thuế điện tử, hải quan điện tử,…
- Tích hợp các phần mềm: hóa đơn điện tử CyberBill, phần mềm kê khai BHXH CyberCare,… thuận tiện cho nhiều giao dịch trực tuyến.
Đặc biệt, khi khách hàng sử dụng dịch vụ chữ ký số CyberHSM của NewCA, người dùng sẽ nhận được sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ nhân viên chuyên môn cao. Từ đó, khách hành có thể đưa ra hướng giải quyết vấn đề nhanh chóng, không mất nhiều thời gian.
Thông qua bài viết, NewCA hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng chữ ký số HSM. Để có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ chữ ký điện tử do NewCA cung cấp, bạn có thể liên hệ hotline 19002066 để được tư vấn. Hoặc để lại địa chỉ email vào hòm thư phía dưới, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ trực tiếp liên hệ tới bạn.
Tóm lược nội dung
Chữ ký số HSM là gì?
Chữ ký số HSM là một dạng chữ ký điện tử sử dụng công nghệ HSM để lưu trữ và bảo vệ cặp khóa điện tử, sử dụng các giao thức mạng để truyền nhận và xử lý lệnh ký.
Chữ ký số HSM phù hợp với đối tượng nào?
Tổ chức, doanh nghiệp cần xử lý nhiều giao dịch điện tử trong cùng một thời điểm và cần phân quyền cho từng nhân viên.
Doanh nghiệp hay tổ chức có quy mô lớn và cơ sở hạ tầng chứa HSM, cần truyền nhận dữ liệu từ các chi nhánh công ty về tổng công ty.
Bài viết liên quan:
- Chữ ký số FASTCA – NewCA chính thức triển khai dịch vụ chữ ký số FastCA
- Chữ ký số công cộng và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Chữ ký số và chữ ký điện tử: Tương đồng hay khác biệt?
- Chữ ký số là gì? Các loại chữ ký số được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
- [Cập nhật mới nhất] Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho và cách hạch toán (P1)
————————
Công ty cổ phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/
- Email: [email protected]