Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản thu bắt buộc vào ngân sách nhà nước, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. Vậy các khoản thu nhập chịu thuế TNCN gồm những gì? Ai cần đóng các khoản thuế này? Chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người, hãy cùng NewCA tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là gì?
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được quy định là “một loại thuế trực thu, được đánh vào một số cá nhân có thu nhập cao”.
Nói đơn giản, thuế TNCN chính là khoản thuế của cá nhân phải đóng được trích từ tổng thu nhập mỗi tháng của người đó. Thuế thu nhập cá nhân không áp dụng cho người có thu nhập thấp dưới mức trung bình của xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển như:
- Tăng nguồn thu đối với ngân sách nhà nước
- Thúc đẩy cải thiện công bằng xã hội
- Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Phát hiện được nguồn thu nhập bất hợp pháp
- Khắc phục các hạn chế của một số loại thuế khác
- Hạn chế tối đa việc thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Ai cần đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN)?
Theo quy định tại Điều 2 của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bổ sung năm 2012, đối tượng cần đóng thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tạo ra thu nhập. Cụ thể,
1. Cá nhân cư trú tại Việt Nam
Cá nhân cần có mặt từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch, hoặc 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi được coi là 01 ngày. Ngày đến và ngày đi được chứng thực bằng việc xác nhận của cơ quan xuất nhập cảnh trên hộ chiếu hoặc giấy thông hành của cá nhân đó.
Có nơi cư trú hợp pháp tại Việt Nam thỏa mãn các điều kiện sau:
- Công dân Việt Nam có nơi sinh sống là nơi ở thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một địa chỉ nhất định và đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Người nước ngoài cư trú tại nơi ở có địa chỉ trùng với địa chỉ thường trú ghi trong thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp thẻ tạm trú hợp pháp được Bộ Công an cấp.
- Cá nhân thuê nhà để ở hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở với thời hạn thuê nhà từ 183 ngày liên tục trở lên trong năm.
2. Cá nhân không cư trú tại Việt Nam
Cá nhân cư trú tại Việt Nam không đủ 183 ngày liên tục trong năm, không cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế TNCN. Hoặc cá nhân sinh sống tại Việt Nam 12 tháng không liên tục cũng không cần thực hiện đóng thuế TNCN.
Tuy nhiên, cá nhân không cư trú cần thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân TNCN khi phát sinh thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam.
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN gồm những gì?
Theo Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập chịu thuế TNCN 2022 bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập được xét vào tiền lương, tiền công
- Tiền nhận từ hiệp hội kinh doanh, ban kiểm soát doanh nghiệp, hội đồng quản trị công ty, ban quản lý dự án cùng các hiệp hội, tổ chức khác.
- Tiền thù lao khác
- Khoản tiền do tổ chức, đơn vị sử dụng lao động chi trả
- Tiền thưởng bằng tiền hoặc vật chất có khả năng quy đổi ra tiền
- Các khoản tiền trợ cấp khác
Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mới nhất 2022
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được xác định tùy vào tình trạng cư trú của mỗi người, cụ thể như sau:
1. Cá nhân đã ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Theo đó,
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế – Các khoản thu nhập không chịu thuế
Cụ thể thành phần của từng khoản thuế như sau:
Thành phần | Chi tiết các khoản lương |
---|---|
Tổng thu nhập | tiền lương theo thỏa thuận, các khoản tương đương tiền lương, tiền công được thanh toán bằng tiền hoặc hiện vậtcác khoản tiền phụ cấp, trợ cấp; tiền thưởng, tiền hỗ trợ,…. |
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN | – Theo quy định của Bộ LĐTB & XH, tiền lương, tiền làm thêm vào ban đêm, tiền làm thêm giờ được miễn tính thuế TNCN. – Tiền lương và thu nhập từ tiền lương của thuyền viên Việt Nam làm công tác vận tải biển quốc tế cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam. – Chủ tàu và cá nhân làm việc trên tàu có thu nhập từ hoạt động trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động đánh bắt xa bờ. |
Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN | – Người có công được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp 1 lần theo quy định của pháp luật. – Lực lượng vũ trang được hưởng phụ cấp và trợ cấpPhụ cấp độc hại nguy hiểmPhụ cấp thu hút, khu vực – Trợ cấp cho người gặp khó khăn đột xuất, bị tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, sinh con và nuôi con. – Trợ cấp do suy giảm hoặc mất khả năng lao độngTrợ cấp hưu trí hoặc tiền tuất hàng tháng – Trợ cấp cho người lao động bị mất việc, thất nghiệp hoặc các khoản trợ cấp xét theo lương khác. – Lãnh đạo cấp cao được hưởng trợ cấp, phụ cấp. – Trợ cấp một lần dành cho người lao động khi chuyển công tác đến khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. – Trợ cấp một lần dành cho cán bộ công chức làm nhiệm vụ về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. – Trợ cấp chuyển vùng một lần dành cho người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam hoặc người Việt Nam đang công tác ở nước ngoài. – Phụ cấp dành cho nhân viên, cán bộ làm công tác y tế thôn, bản. – Phụ cấp đặc thù ngành nghề. |
Các khoản giảm trừ | – Giảm trừ gia cảnh – Giảm trừ bảo hiểm |
Cá nhân cư trú nhưng không ký kết hợp đồng lao động hoặc HĐLĐ dưới 3 tháng
Theo quy định tại điểm I khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2015, Thuế TNCN phải nộp của đối tượng này được tính bằng 10% trên tổng thu nhập.
Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác đối với người cư trú không ký kết hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động không đủ ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Cá nhân không cư trú nhưng có phát sinh thu nhập tại Việt Nam
Cá nhân không cư trú tại Việt Nam, ủy quyền cho người khác nộp thuế tại cục Thuế với mức thuế như sau:
Thuế TNCN phải nộp = 20% * Thu nhập chịu thuế TNCN
Trong đó: Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.
Xem Thêm: Cách tính lương chi tiết theo từng hình thức trả lương
Dịch vụ chữ ký số NewCA hỗ trợ kê khai thuế thu nhập cá nhân
NewCA là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng với khẩu hiệu “NewCA luôn sẵn sàng khi bạn cần nhất”. Không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, NewCA còn quan tâm cải tiến đến chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Vì vậy, NewCA được khách hàng đánh giá là nhà cung cấp chữ ký số có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất do thời gian phản hồi nhanh chóng, hỗ trợ và tư vấn tận tình các yêu cầu của họ.
NewCA không chỉ cung cấp chữ ký số cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mà còn chuyên cung cấp dịch vụ chữ ký số cho các thiết bị HSM, hóa đơn điện tử, cho nhân viên trong các tổ chức. Dịch vụ này hỗ trợ người dùng kê khai các khoản thu nhập chịu thuế TNCN dễ dàng.
Để có thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ chữ ký số NewCA, khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn: 19002066.
Bài viết liên quan:
- Chính thức miễn giảm thuế TNDN, TNCN, GTGT và miễn tiền nộp chậm năm 2020-2021
- Hướng dẫn chi tiết các bước cá nhân tự quyết toán thuế TNCN
- Quy định chuyển tiếp trong thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP
- Cách hoàn thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2022 cực nhanh chóng, dễ dàng
- Cập nhật những lưu ý cần nắm rõ về gia hạn nộp thuế năm 2021
————————
Công ty cổ phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/
- Email: [email protected]