Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: thách thức và giải pháp

chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chuyển đổi số đã và đang là xu thế phát triển tất yếu của thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài “cuộc đua” này. Vậy chuyển đổi số mang lại những lợi ích gì các doanh nghiệp? Thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trên con đường chuyển đổi số là gì? Cùng NewCA tìm hiểu và làm rõ vấn đề này nhé.

Thế nào là chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? 

Thời đại số đang lên ngôi, đòi hỏi các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước cùng tham gia vào cuộc đua chuyển đổi số. Đặc biệt là từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Vậy trước tiên ta cần biết chuyển đổi số là gì.

Chuyển đổi số (Digital transformation) không chỉ đơn thuần là thay đổi cách thực hiện công việc theo kiểu thủ công truyền thống sang sử dụng công nghệ để giảm thiểu sức người. Mà là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện (tức thay đổi toàn bộ phận và mọi mặt) của cá nhân, tổ chức về cách sống, làm việc và cách thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Như vậy, chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể hiểu là chuyển đổi cả tư duy lãnh đạo, cách vận hành doanh nghiệp, phương thức quản trị, văn hóa nội bộ,… Chuyển đổi số ứng dụng những công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI),… nhằm nâng cao năng suất lao động, tối ưu trải nghiệm khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là như thế nào?

Phân biệt số hóa và chuyển đổi số

Hai khái niệm tưởng chừng như giống nhau, nhưng thực chất lại có sự khác biệt. Sự nhầm lẫn đó có thể đến từ việc chuyển đổi số và số hóa đều là quá trình áp dụng công nghệ kỹ thuật vào doanh nghiệp, nhằm thay đổi và nâng cao hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thì chuyển đổi số và số hóa khác nhau ở điểm nào?

Số hóa (Digitization) là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấy, các quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuật số, mà vẫn đảm bảo được dữ liệu không bị thay đổi. Số hóa có vai trò quan trọng trong việc xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu. Do đó, để phát triển hơn các doanh nghiệp không thể thiếu quá trình số hóa.

Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ để thay đổi cách vận hành, quản trị, văn hóa truyền thống. Điều đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần có mục tiêu rõ ràng, nhanh nhạy với những sự thay đổi, có chiến lược lâu dài.

Trong quá trình chuyển đổi số thì không thể thiếu số hóa. Có thể nói số hóa chính là bước đầu thúc đẩy, là nền tảng quan trọng cho chuyển đổi số.

Tại sao doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chuyển đổi số?

Chuyển đổi số là điều tất yếu mà tất cả các quốc gia đang hướng tới. Có thể chắc chắn rằng chuyển đổi số có tầm quan trọng không nhỏ, mang nhiều lợi ích cũng như cơ hội đến cho các tổ chức doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sự tất yếu trong phát triển nền kinh tế

Tầm quan trọng của chuyển đổi số được thể hiện rõ nét nhất là khi Covid-19 xuất hiện và bùng nổ trên toàn thế giới, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để “sống sót” và phát triển trước tình thế đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải chuyển đổi số. Dù dịch bệnh đã giảm đi hay biến mất thì chuyển đổi số vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả thế giới.

Nâng cao cách thức quản lý, thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Việc ứng dụng công nghệ vào việc điều hành giúp các nhà lãnh đạo dễ dàng trong việc quản lý nhân viên và nắm bắt các hoạt động của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Chuyển đổi số giúp tăng cường liên kết giữa các phòng ban, giúp mỗi nhân viên có thể dễ dàng nắm bắt được nhờ thông tin rõ ràng, minh bạch trên hệ thống.

Doanh nghiệp giảm được chi phí vận hành

Khi chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều công việc mang mô hình truyền thống ví dụ như: lưu trữ thông tin trên giấy sẽ được chuyển lên hệ thống máy tính, tiết kiệm được chi phí giấy và in ấn. Ngoài ra, các nhân viên tiết kiệm được thời gian làm các công việc thủ công từ đó tạo ra thành quả tốt hơn, hiệu quả hơn.

Trải nghiệm của khách hàng được nâng cao

Sử dụng các phần mềm lưu trữ ghi nhận thông tin của khách hàng để có thể phục vụ tốt hơn. Sự tương tác trên nền tảng số giúp các doanh nghiệp hiểu sâu về mong muốn của khách hàng, có thể tìm ra được sản phẩm mà khách hàng đang quan tâm, yêu thích. Giúp các nhà doanh nghiệp hiểu được khách hàng, và tư vấn sản phẩm tốt hơn nhắm đúng nhu cầu người tiêu dùng.

Thách thức trong quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chuyển đổi số là một hành trình dài và trên con đường đó có không ít những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt:

– Ngân sách còn hạn hẹp: đây là một trong những lí do có thể khiến các nhà lãnh đạo nhụt chí, khi khoản đầu tư về công nghệ không phải là con số nhỏ.

– Bất đồng văn hóa: Trong doanh nghiệp các nhân viên thường thờ ơ với việc chuyển đổi số. Điều đó có thể gây ra một số trở ngại như: một số bộ phận không ủng hộ, nhân sự không thông thạo sử dụng công cụ kỹ thuật số, nhân viên không muốn áp dụng công nghệ ngay, không chấp nhận sự thay đổi,…

– Nguồn nhân lực có chuyên môn còn hạn chế: Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào doanh nghiệp sẽ làm các nhân viên tốn thời gian để làm quen và học cách sử dụng thành thạo.

– Không đặt ra chiến lược rõ ràng: Hiện nay, tư duy truyền thống không còn thích hợp với các doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo cần làm mới tư duy để thiết lập được mục tiêu, chiến lược hiệu quả.

Giải pháp chuyển đổi số phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo nghiên cứu của hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn, với con số lên đến 98% trên tổng hơn 800.000 doanh nghiệp. Đây cũng là nhóm gặp nhiều khó khăn nhất trong việc chuyển đổi số. Vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có những giải pháp để vượt qua thách thức.

– Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
Con người luôn là vốn quý giá nhất, phát triển con người là chiến lược lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các nhân viên phải thành thạo các kỹ năng cơ bản về công nghệ máy tính, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, trau dồi bản thân. Các doanh nghiệp nên mở lớp huấn luyện định kỳ cho nhân viên.

– Nâng cao sự sáng tạo, mục tiêu cho doanh nghiệp
Cần có sự đổi mới, sáng tạo. Nếu muốn duy trì doanh nghiệp luôn dẫn đầu trong lĩnh vực của mình, thì cần thúc đẩy sự sáng tạo. Tăng cường trải nghiệm cho nhân viên, giúp họ phát huy hết năng lực. Phân tích tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh và chính doanh nghiệp của mình. Từ đó đưa ra các đề xuất, ý kiến để phát triển hoạt động kinh doanh.

– Đổi mới trong văn hóa
Các nhà lãnh đạo cần xây dựng mục tiêu cho các giai đoạn chuyển đổi, quyết đoán, không ngại đổi mới, khích lệ nhân viên tham gia quá trình chuyển đổi số.

Ứng dụng công nghệ phù hợp
Giải pháp công nghệ giúp các doanh nghiệp trong việc quản lý, vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng,… Tuy nhiên, không phải giải pháp công nghệ nào cũng phù hợp với văn hóa, định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng.

NewCA – Nhà cung cấp các dịch vụ số

Với hơn 9 năm kinh nghiệm và thành tựu đã đạt được trên thị trường, NewCA cho thấy sự uy tín, chất lượng và tận tâm với khách hàng.

Nhà cung cấp dịch vụ số NewCA luôn đồng hành với các doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi số. Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), những sản phẩm NewCA cung cấp mang đến giải pháp thích hợp với đa dạng lĩnh vực hoạt động, cùng SMEs phát triển và chuyển đổi số vững chắc.

Các giải pháp số tiêu biểu mà NewCA cung cấp có thể kể đến như:
– Chữ ký số FastCA, EASYCA, EFY-CA…
– Phần mềm kế toán CyberBook
– Hợp đồng điện tử CyberSign
– Hóa đơn điện tử CyberBill
– Thuế điện tử CyberTax
– Bảo hiểm xã hội CyberCare
– Dịch vụ kế toán Việt Nhật.

Những giải pháp số trên phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, giúp quy trình làm việc nhanh gọn, tiện lợi hơn.

NewCA mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó, tìm ra được giải pháp số thích hợp cho doanh nghiệp của mình. Mọi thắc mắc về dịch vụ số, vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn: 19002066.

Bài viết liên quan:

—————————

Công ty cổ phần NewCA

Nef Digital SEOON