Tổng hợp các loại hợp đồng có trong doanh nghiệp

các loại hợp đồng

Hợp đồng là cơ sở để xác lập hết hoạch và lợi ích giữa hai hay nhiều bên khi giao thương. Không chỉ vậy, hợp đồng cũng là văn bản đảm bảo trách nhiệm của mỗi bên khi có xảy ra tranh chấp pháp lý. Vậy, trong một doanh nghiệp sẽ có các loại hợp đồng như thế nào? Cùng NewCA tìm hiểu thêm dưới bài viết này. 

Hợp đồng là gì?

Theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật Dân sự 2015:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Về nguyên tắc, giữa thời điểm hợp đồng được xác lập và thời điểm hợp đồng có hiệu lực có sự chênh lệch nhất định, điều này phụ thuộc vào quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của các bên. Cụ thể: “Hợp đồng được coi là có hiệu lực kể từ ngày ký” (chữ ký, điểm chỉ, điểm lăn tay…), nhưng “trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác”.

Việc xem xét hiệu lực của hợp đồng cần tuân theo các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của các bên. Nếu pháp luật không có quy định khác và các bên không thỏa thuận thì hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hợp đồng giữ vai trò quan trọng, là cơ sở để đưa ra các đối sách phù hợp. Cụ thể, 

  • Là thỏa thuận mang tính pháp lý ràng buộc quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình hợp tác. 
  • Là căn cứ để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp (nếu có)
  • Là căn cứ để đưa ra các kế hoạch dài hạn về việc sản xuất, phân phối và cung cấp sản phẩm, dịch vụ của 2 bên. 
  • Là công cụ để nâng cao tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Đặc điểm của hợp đồng 

Hợp đồng mang tính pháp lý cần có những đặc điểm như sau: 

  • Là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp với một mục đích kinh doanh chung
  • Bắt buộc phải được ký kết bằng văn bản giấy
  • Hợp đồng kinh doanh là hợp đồng song vụ
  • Bao gồm các điều khoản về chủ thể, đối tượng của hợp đồng, giá cả, quyền và nghĩa vụ của hai bên,…
  • Chủ thể của hợp đồng tồn tại độc lập, không cần thành lập dưới dạng pháp nhân. 
  • Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận sau khi trừ các khoản chi phí. 

Các loại hợp đồng

Đây là danh mục các loại hợp đồng phổ biến thường được khách hàng sử dụng trong giao dịch: 

Loại hợp đồngTính chất hợp đồng
Hợp đồng mua bán tài sảnBên bán tài sản chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên mua tài sản, sau đó nhận tiền từ người mua. 
Hợp đồng trao đổi tài sảnHai bên thực hiện bàn giao tài sản và chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho nhau. 
Hợp đồng tặng tài sảnBên tặng tài sản, chuyển giao tài sản cho người được tặng, không kèm theo thỏa thuận đền bù. 
Hợp đồng vay tài sảnBên có nhu cầu sử dụng tài sản thực hiện lập hợp đồng vay tài sản để thỏa thuận chi phí và thời hạn. Sau khi hợp đồng hết hạn, hai bên nhận bàn giao tài sản. 
Hợp đồng thuê tài sảnBên sở hữu tài sản cho bên thuê sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định và thu phí dịch vụ và chi phí hư hại nếu tài sản bị hỏng trong thời hạn hợp đồng. 
Hợp đồng mượn tài sảnBên mượn tài sản và bên sở hữu tài sản thực hiện giao kết hợp đồng và quy định rõ trách nhiệm của người mượn trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. 
Hợp đồng về quyền sử dụng đấtBên sử dụng đất chuyển đổi quyền sử dụng đất với mục đích cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn. 
Hợp đồng hợp tácHai bên cùng thỏa thuận đóng góp tài sản, công sức và trách nhiệm để cùng xây dựng kế hoạch, công ty. 
Hợp đồng dịch vụBên cung ứng dịch vụ thực hiện nhiệm vụ do bên sử dụng dịch vụ yêu cầu và nhận tiền dịch vụ từ người dùng. 
Hợp đồng vận chuyểnBên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hành khách và tài sản đến địa điểm được quy định trong hợp đồng sau đó nhận cước phí vận chuyển. Trong suốt quá trình di chuyển, bên vận chuyển sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm nếu xảy ra vấn đề. 
Hợp đồng gia côngBên nhận gia công thực hiện tạo ra sản phẩm và bàn giao lại cho bên yêu cầu gia công và đảm bảo chất lượng của sản phẩm đó; và nhận tiền công. 
Hợp đồng gửi giữ tài sảnBên nhận giữ tài sản có nghĩa vụ trông coi, bảo quản và trả lại tài sản còn nguyên vẹn cho bên gửi giữ tài sản. Trong thường hợp quá hạn hợp đồng nhưng bên nhận giữ tài sản không thanh toán chi phí thì bên còn lại có thể toàn quyền sử dụng tài sản đó. 
Hợp đồng ủy quyềnBên được ủy quyền sẽ thực hiện mọi nghĩa vụ mà bên ủy quyền chỉ định. Sau đó, hai bên sẽ thực hiện thanh toán theo cam kết của hợp đồng khi hoàn tất nghiệm thu. 
Hợp đồng trong doanh nghiệp
Các loại hợp đồng trong doanh nghiệp

Hình thức của hợp đồng

Các loại hợp đồng thường có những dạng thức sau: hợp đồng bằng lời nói, hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể và hợp đồng bằng văn bản. Cụ thể từng hình thức như sau: 

Hợp đồng bằng lời nói

Một trong các loại hợp đồng phổ biến nhất chính là hợp đồng bằng lời nói. Hợp đồng miệng là hợp đồng sử dụng tiếng nói để xác lập thỏa thuận. Hai bên có thể trao đổi, thỏa thuận với nhau bằng việc sử dụng lời nói trực tiếp thông qua điện thoại, bộ đàm,…

Ưu điểm của hợp đồng bằng lời nói là phương thức giao kết khá đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng, tối ưu chi phí khi giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trong các giao dịch thương mại hình thức này không được sử dụng phổ biến bởi thông tin trong các giao dịch cần độ bảo mật cao. 

Hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể

Hình thức hợp đồng được giao kết bằng hành vi cụ thể rất đa dạng.Đây là một trong các loại hợp đồng thường thấy nhưng không được đề cập nhiều. Bởi hai bên giao kết thường sử dụng dạng hợp đồng này ngay tại 1 thời điểm, trở thành thói quen trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày. Như hành vi mua vé số của người bán dạo cũng là một cách ký kết hợp đồng giữa bên mua và bên bán. 

Hợp đồng ký kết bằng văn bản

Hiện nay, hợp đồng ký kết bằng văn bản thường có 2 dạng phổ biến là hợp đồng văn bản truyền thống và hợp đồng văn bản điện tử. Cụ thể, 

Hợp đồng truyền thống

Đây là hợp đồng được thể hiện dưới dạng văn bản, chữ viết và con dấu, thể hiện một nội dung xác định giữa các bên và đảm bảo tính vẹn toàn của văn bản. 

Hợp đồng điện tử

Đây là dạng hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong đó, dữ liệu được mã hóa từ các thông tin gốc, sau đó được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Mặc dù được tạo lập bằng hình thức điện tử nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của Hợp đồng. 

Nội dung bắt buộc trong hợp đồng

Một hợp đồng có đầy đủ giá trị pháp lý khi nó bao gồm các tiêu chí cơ bản sau: 

  • Đối tượng hợp đồng
  • Số lượng của hợp đồng
  • Số lượng và yêu cầu chất lượng của sản phẩm
  • giá và phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Phạm vi trách nhiệm nếu phá vỡ hợp đồng
  • Phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp

Hiệu lực của hợp đồng

Thông thường các loại hợp đồng được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm ký. Tuy nhiên trong trường hợp hai bên có quy định hay thỏa thuận riêng thì hiệu lực hợp đồng được quy định sau khi ký.

Tính từ khi hợp đồng có hiệu lực, hai bên cần thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo cam kết đã ký. Hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận riêng hoặc theo quy định của Pháp luật. 

Lưu ý khi sử dụng hợp đồng trong việc giao dịch

  • Quy trình giao dịch

Mọi giao dịch để có thể chuyển đổi thành hợp đồng, các bên cần đưa ra tuyên bố chung về ý định ký kết. Tuyên bố đầu tiên chính là lời đề nghị của bên A kèm theo đề xuất thiết lập hợp đồng. Và tuyên bố cuối cùng là sự đồng ý của bên B. Đối tác có thể là cá nhân độc lập, tập thể hoặc doanh nghiệp. 

Các bên khi thỏa thuận có thể liên hệ trực tiếp để tạo lập hợp đồng hoặc sử dụng phương thức tạo dựng hợp đồng trực tuyến. 

  • Nguyên tắc giao kết

Để giao kết hợp đồng điện tử, hợp đồng được ký giữa hai bên cần tuân thủ đầy đủ các quy tắc của Luật Giao dịch điện tử và Pháp luật. Đồng thời, văn bản này cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về bảo mật thông tin và dữ liệu. 

Hợp đồng điện tử CyberSign

CyberSign ra đời với vai trò là người bạn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. CyberSign với nhiều ưu điểm nổi bật như:  

  • Trình và ký duyệt văn bản mọi lúc mọi nơi trong thời gian ngắn
  • Ký theo quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp
  • Ký số hợp đồng điện tử dễ dàng
  • Quản trị hệ thống
  • Hỗ trợ đa nền tảng: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,…
  • Đa phương thức ký duyệt: ký điện tử, ký bằng USB Token,…
  • Khởi tạo tổ chức nhanh chóng

Các loại hợp đồng được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến. Vì vậy sử dụng phần mềm hợp đồng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc và tối ưu chi phí vận hành.

Để có thêm thông tin về các sản phẩm của NewCA, khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn 19002066, bộ phận CSKH sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc. 

Tóm lược nội dung

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng cần có những đặc điểm gì?

Là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp với một mục đích kinh doanh chung
Bắt buộc phải được ký kết bằng văn bản giấy
Hợp đồng kinh doanh là hợp đồng song vụ
Bao gồm các điều khoản về chủ thể, đối tượng của hợp đồng, giá cả, quyền và nghĩa vụ của hai bên,…
Chủ thể của hợp đồng tồn tại độc lập, không cần thành lập dưới dạng pháp nhân. 
Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận sau khi trừ các khoản chi phí. 

Bài viết liên quan:

————————

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON