Cách đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích báo cáo tài chính (Phần 1)

Cách đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích báo cáo tài chính (Phần 1)

Báo cáo tài chính được áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Đồng thời đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích báo cáo tài chính.

Từ bảng cân đối kế toán (BCĐKT) hoặc bảng cân đối phát sinh (BCĐPS) kết hợp với thuyết minh báo cáo tài chính (Thuyết minh BCTC), chúng ta có thể tự rà soát và phát hiện những điểm có rủi ro về thuế; nhận diện những dấu hiệu sai sót, sai phạm trong kê khai thuế của doanh nghiệp mình thông qua phân tích báo cáo tài chính.

Nắm được “dấu hiệu nhận biết” các rủi ro, sai phạm về thuế và các biện pháp xử lý từ việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp kế toán. Cùng NewCA tìm hiểu rõ cách đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích báo cáo tài chính

1. Những rủi ro về thuế của các chỉ tiêu tài sản trên Bảng cân đối kế toán

1.1. Chỉ tiêu Thanh toán với người mua

Trường hợp tài khoản 131 có số dư Có: kiểm tra Thuyết minh Báo cáo tài chính để xác định cụ thể khách hàng nào đã ứng trước tiền, nội dung ứng trước tiền hàng, căn cứ theo hợp đồng kinh tế nào, đã có biên bản đối chiếu công nợ đã được ký xác nhận bởi 2 bên hay chưa và thời điểm phát sinh doanh thu vào thời điểm nào.

Trường hợp tài khoản 131 có số dư Nợ: kiểm tra lại thời điểm phát sinh doanh thu, biên bản xác nhận công nợ, hợp đồng có quy định về điều khoản trả chậm hay không?

Rủi ro doanh nghiệp có thể mắc phải:
– Khai thiếu doanh thu tính thuế, đặc biệt là hoạt động dịch vụ;
– Khai thiếu thu nhập (người mua ứng trước tiền hàng nhưng sau đó không mua hàng – vi phạm hợp đồng, khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ)

  • Hồ sơ cần chuẩn bị và kiểm tra lại:
  • Hợp đồng kinh tế: có điều khoản quy định về khoản tạm ứng, đặt cọc trước tiền hàng, dịch vụ;
  • Biên bản đối chiếu công nợ;
  • Nếu quá thời hạn mà chưa hoàn ứng, hoàn trả lại tiền cọc như quy định trong hợp đồng thì cần làm phụ lục gia hạn.
  • Tự động phát hiện sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo
  • Hướng dẫn cách xử lý các trường hợp sai lệch theo đúng quy định
  • Tự động kiểm tra đối chiếu các chỉ tiêu trên BCTC với Thuyết minh BCTC để phát hiện các chỉ tiêu có số liệu tổng hợp và chi tiết không khớp số
  • Gợi ý những sai sót thường gặp trên báo cáo tài chính để kế toán chủ động kiểm tra, khắc phục (nếu có)

1.2. Dự phòng tổn thất tài sản

Trường hợp tài khoản 229 dư Có: chúng ta cần xem lại các nội dung sau đây:
Số đầu kỳ, số dư cuối kỳ, số đã trích lập thêm hoặc số đã hoàn nhập giảm chi phí.

Đối với khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Bản phân tích báo cáo các thông tin: số lượng từng loại chứng khoán (khoản đầu tư phải đúng pháp luật), giá chứng khoán trên sổ sách kế toán và giá chứng khoán theo thị trường. Từ đó, chúng ta nhìn nhận lại khoản trích lập, hay hoàn nhập đã phù hợp hay chưa.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi: cần chuẩn bị hồ sơ trích lập bao gồm: bản tổng hợp các khoản nợ phải thu theo từng tuổi nợ, kèm theo khế ước vay tiền, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, đối chiếu xác nhận công nợ, hoặc bằng chứng bên phải thu lâm vào tình trạng phá sản, hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn…

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: chúng ta xem lại hồ sơ và tự đánh giá lại các rủi ro sau:
So sánh lại giá trị trên sổ kế toán từng loại hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được. Từ đó, đánh giá tính phù hợp của việc trích và hoàn nhập.

Xem xét trường hợp hàng đã được ký hợp đồng tiêu thụ nhưng chưa giao hàng: không được trích lập dự phòng với số hàng này.

Rủi ro doanh nghiệp có thể mắc phải:
– Trích lập dự phòng không phù hợp, không hoàn nhập;
– Khi tổn thất xảy ra, chúng ta có thể mắc sai sót là không sử dụng nguồn dự phòng đã trích lập mà lại tiếp tục ghi nhận chi phí;
– Hồ sơ trích lập dự phòng chưa đầy đủ…

Hồ sơ cần chuẩn bị và kiểm tra lại: bộ hồ sơ trích lập dự phòng của các năm chuẩn bị quyết toán và của năm tài chính kề trước.

1.3. Các khoản phải thu khác

Tài khoản 138 phát sinh số dư Nợ: chúng ta cần kiểm tra nội dung cụ thể trên Thuyết minh BCTC và rà soát xem có các nghiệp vụ cho vay mượn tiền không lãi suất hay không, để tránh rủi ro kê khai thiếu doanh thu tài chính vào thu nhập chịu thuế TNDN hoặc rủi ro bị loại chi phí lãi vay tương ứng không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh;

Tài sản thiếu, mất chờ xử lý để xác định nguyên nhân: chúng ta cần chuẩn bị và kiểm tra lại hồ sơ vì cơ quan thuế đánh giá đây là rủi ro về thuế GTGT.

1.4. Tăng, giảm tài sản cố định (TSCĐ)

Trường hợp phát sinh tăng, giảm TSCĐ thì chúng ta cần xem xét lại các nội dung sau đây:
Nguyên giá được xác định có phù hợp hay không và tài sản cố định tăng có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hay không?

Nếu TSCĐ tăng do đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành, bàn giao thì căn cứ vào kết quả thanh kiểm tra các năm trước và năm nay có liên quan đến chi phí XDCB hay không để xác định rủi ro.

Trường hợp có phát sinh giảm nguyên giá TSCĐ trên BCĐKT thì chúng ta cần rà soát lại xem TSCĐ giảm do nguyên nhân nào, việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ có hạch toán đúng quy định hay không…

Hồ sơ cần chuẩn bị và kiểm tra lại: hồ sơ của tất cả TSCĐ tăng/giảm trong năm.

1.5. Hao mòn tài sản cố định (TK 214)

Phân tích hồ sơ qua TK 214 có trích khấu hao TSCĐ, chúng ta cần kiểm tra lại các vấn đề sau:

Nếu áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, chúng ta xác định thời gian khấu hao bình quân cho từng loại TSCĐ (theo phân loại như quy định tại TT 45/2019/TT-BTC).

Trường hợp doanh nghiệp không áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng (xem thông tin tại Thuyết minh BCTC) thì tùy trường hợp chúng ta căn cứ vào Thuyết minh BCTC xem xét từng loại TSCĐ, so sánh với mức quy định để xác định khấu hao đã trích có phù hợp với quy định hay không.

Một số TSCĐ điển hình doanh nghiệp cần rà soát lại việc trích khấu hao có đúng quy định hay chưa:

– TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài;
– Công trình, nhà xây dựng trên đất không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;
– Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh có nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ đồng,…

Bài viết liên quan:

————————

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON