Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ hàng tồn kho thường được áp dụng nhiều trong các công ty, doanh nghiệp lớn. Tiếp nối phần 1, cùng NewCA tìm hiểu kỹ kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ cập nhật mới nhất nhé!
Mục lục
4. Hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Một số nghiệp vụ kế toán cơ bản khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ cho hàng tồn kho:
– Đầu kỳ kế toán, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa
– Trong kỳ kế toán:
Khi mua thêm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, kế toán ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112
– Nếu được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc trả lại hàng kém chất lượng, kế toán ghi giảm trực tiếp trên tài khoản 611
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 133
Có TK 611
– Cuối kỳ
Kế toán kết chuyển trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê), ghi:
Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa
Có TK 611 – Mua hàng (6111)
Đồng thời, kế toán tính ra được giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ và ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642…
Nợ TK 128, 222
Có TK 611
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA
5. Nên áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ trong mô hình doanh nghiệp nào?
Những doanh nghiệp có đặc điểm sau thường áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ:
– Giá trị của một sản phẩm không đáng kể, hàng hóa có trị giá thấp, đa chủng loại, số lượng tương đối lớn,…
– Doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại hàng hóa, sản phẩm.
Do đó, thay vì tính giá trị hàng hóa xuất kho bằng cách xác định số lượng sản phẩm hàng hóa xuất kho nhân đơn giá. Hoạt động kế toán đã được thực hiện theo công thức trên. Cách làm này đem đến những khả quan nhất định, thuận lợi cho công tác kiểm kê.
Những doanh nghiệp sau ít được áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
– Các đơn vị sản xuất (công nghiệp, lắp đặt….)
– Những thương nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa trị giá lớn (thiết bị, máy móc có chất lượng cao, … )
Do các sản phẩm có giá trị lớn, tạo các thay đổi và gây ra ảnh hưởng tác động thường xuyên đến doanh nghiệp. Muốn theo dõi kịp thời các diễn biến tài chính, doanh nghiệp cần thiết và bắt buộc phải sử dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên hàng tồn kho.
6. Ưu điểm và nhược điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
6.1. Ưu điểm
– Kiểm kê định kỳ hàng tồn kho giúp thủ kho và kế toán nắm rõ được tình trạng hàng hóa của mình. Từ đó đưa ra những phương án giải phóng kho hàng hay tích trữ thêm hàng một cách hợp lý và hiệu quả.
– Tiết kiệm thời gian, chi phí: Việc kiểm kê hàng hóa không phải theo dõi liên tục, kê khai thường xuyên nên việc kiểm kê sẽ nhẹ nhàng và đơn giản hơn.
– Giảm khối lượng ghi chép trong hồ sơ: Vì mặt hàng hóa đa dạng nhiều chủng loại nên kê khai định kỳ cũng giảm bớt được khối lượng ghi chép, đơn giản và không cần phải kê khai, hạch toán liên tục.
6.2. Nhược điểm
– Khối lượng công việc cuối kỳ lớn: Việc hạch toán sẽ dồn toàn bộ vào cuối kỳ. Tất cả các thông tin được xử lý yêu cầu cho ra kết quả để tổng hợp tình hình tài chính. Do đó, khối lượng cần thực hiện cuối kỳ là rất lớn. Điều này có thể gây ra các căng thẳng và áp lực cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp.
– Không theo dõi hàng hóa liên tục: Tình hình biến động của các loại hàng hóa, vật tư, sản phẩm không cập nhật liên tục. Do đó mà ít có sự điều chỉnh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do gây ra trở ngại cho doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư có quy mô.
– Dễ sai sót trong việc ghi chép hàng tồn kho: Việc kiểm kê vào một thời điểm có thể gây ra rủi ro sai sót khi hạch toán. Sự thiếu chính xác này có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp và cập nhật sai các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính.
Qua bài viết trên đây, NewCA mong doanh nghiệp sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc kiểm kê và hạch toán định kỳ hàng tồn kho.
Bài viết liên quan:
- Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 133 và Thông tư 200
- Lưu ý 10 sai sót thường gặp khi lập bảng cân đối kế toán
- [Cập nhật mới nhất] Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho và cách hạch toán (P1)
- Thuế VAT là gì? Tổng hợp đầy đủ các quy định về thuế VAT
- Cách lập tờ khai thuế môn bài theo Thông tư 80/2021/TT-BTC mới nhất
————————
Công ty cổ phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/
- Email: [email protected]