[Cập nhật mới nhất] Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho và cách hạch toán (P1)

[Cập nhật mới nhất] Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho và cách hạch toán (P1)

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thường được áp dụng nhiều trong các công ty, doanh nghiệp lớn. Cùng NewCA tìm hiểu kỹ về phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho và cách hạch toán nhé!

1. Tổng quan về phương pháp kiểm kê định kỳ

Hàng tồn kho được hiểu là những tài sản dự trữ trong kho để bán ra sau cùng hoặc được dùng làm nguyên vật liệu sản xuất trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường bao gồm:

– Nguyên/vật liệu, công cụ, dụng cụ
– Hàng hóa mua đang đi trên đường
– Sản phẩm dở dang
– Thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán
– Hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Kiểm kê định kỳ là hình thức kiểm tra, đánh giá, cho kết quả chính xác về giá trị tài sản, thống kê nguồn vốn hiện có sau đó đối chiếu với các số liệu được lưu trong sổ kế toán. Khác với kê khai thường xuyên, hình thức kiểm tra này không được diễn ra liên tục, mà chỉ được phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ – cuối kỳ dựa trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

1.1. Khái niệm

Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất.

Đây là phương pháp hạch toán hàng tồn kho căn bản mà các kế toán kho cần nắm được

1.2. Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ

– Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho được thực hiện ở đầu kì và cuối kỳ.
– Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, công ty sẽ không biết mức tồn kho đơn vị cũng như giá vốn hàng bán cho đến khi quá trình kê khai hàng tồn kho hoàn tất.
– Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có trị giá thấp, đa chủng loại, số lượng tương đối lớn và doanh nghiệp sản xuất một loại hàng hóa, sản phẩm.

2. Cách tính giá trị xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Như đã trình bày ở trên, hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… khi xuất kho sẽ không được theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục mà sẽ được tính lại vào cuối kỳ dựa trên kết quả kiểm kê cuối cùng.

Công thức tính giá trị hàng hóa được xuất trong kỳ:
Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ –Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ không đặt ra yêu cầu trong xác định các danh mục số liệu hàng hóa mà giá trị còn lại mới là điều doanh nghiệp quan tâm.

Hiện nay, các phần mềm kế toán hiện đại đều đã đáp ứng đầy đủ các phương pháp hạch toán hàng tồn kho, bao gồm cả phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên.

3. Nguyên tắc kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ

3.1. Tài khoản sử dụng

Trong một doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ. Căn cứ vào đặc điểm, quy mô, tính chất, số lượng vật tư hàng hóa và những yêu cầu về quản lý để lựa chọn phương pháp thích hợp và nhất quán trong niên độ kế toán.

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng là tài khoản 611 – “Mua hàng”.

Bên Nợ: 
– Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê).
– Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, mua vào trong kỳ

Bên Có:
– Giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (chưa được xác định là đã bán trong kỳ).
– Kết chuyển giá gốc hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê);
– Giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá

Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán tiến hành kiểm kê để xác định số lượng, trị giá hàng hóa, vật tư tồn kho thực tế và đã xuất kho trong kỳ để làm căn cứ ghi vào sổ kế toán tài khoản 611.

3.2. Nguyên tắc kế toán

– Khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, kế toán sẽ phản ánh trên tài khoản 611 theo nguyên tắc giá gốc.
– Kế toán phải mở sổ chi tiết để hạch toán giá gốc hàng tồn kho mua vào theo từng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá. Vào cuối kỳ, doanh nghiệp tổ chức kiểm kê theo từng loại để xác định số lượng và giá trị tồn kho đến cuối kỳ cũng như đã xuất kho trong kỳ.
– Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, kế toán ghi nhận giá gốc mua vào tài khoản 611. Khi xuất sử dụng, hoặc xuất bán chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê.

Bài viết liên quan:

————————

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON