Nội dung của Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và những hạn chế cần khắc phục

du thao luat giao dich dien tu

Trước bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, Luật giao dịch điện tử 2005 cũng cho thấy những hạn chế, thiếu sót cần được sửa đổi và bổ sung. Nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiến hành lấy ý kiến cho dự thảo Luật giao dịch điện tử (sửa đổi). Cùng NewCA điểm qua nội dung của Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Bố cục Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Theo Tờ trình Chính phủ của Bộ Thông tin và truyền thông, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có 54 Điều và chia thành 08 Chương; Luật Giao dịch điện tử sau khi sửa đổi, bổ sung sẽ có 103 Điều và 11 Chương. Cụ thể:

  • Chương 1: Những quy định chung (8 Điều)
  • Chương 2: Thông điệp dữ liệu (11 Điều)
  • Chương 3: Tài khoản giao dịch điện tử (7 Điều)
  • Chương 4: Chữ ký điện tử (6 Điều)
  • Chương 5: Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử (6 Điều)
  • Chương 6: Dịch vụ tin cậy và hỗ trợ giao dịch điện tử (11 Điều)
  • Chương 7: Nền tảng số, dịch vụ số và hệ thống giao dịch điện tử (26 Điều)
  • Chương 8: Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và chính sách hỗ trợ giao dịch điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số (12 Điều)
  • Chương 9: An toàn dữ liệu và an toàn thông tin mạng trong giao dịch điện tử (12 Điều)
  • Chương 10: Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm (2 Điều)
  • Chương 11: Điều khoản thi hành (2 Điều)

Các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nhóm nội dung chính trong 09 chính sách đã được Nghị quyết số 48/NQ-CP (ngày 06/05/2021) của Chính phủ thông qua, bao gồm:

1) Chính sách 1: Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử (mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội).

2) Chính sách 2: Đảm bảo giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu nhằm nhằm giải quyết bất cập của Luật Giao dịch điện tử 2005, quy định chi tiết để thực thi bảo đảm được giá trị pháp lý và độ tin cậy, an toàn của thông điệp dữ liệu.

3) Chính sách 3: Bảo đảm giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, tạo cơ sở pháp lý để giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, có giá trị pháp lý trên không gian mạng.

4) Chính sách 4: Đảm bảo giá trị pháp lý của tài khoản giao dịch và dịch vụ tạo lập, xác thực tài khoản giao dịch.

5) Chính sách 5: Đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

6) Chính sách 6: Quy định về dịch vụ tin cậy và dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử nhằm bổ sung quy định để chứng thực giá trị pháp lý của giao dịch điện tử và các yếu tố cấu thành.

7) Chính sách 7: Quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và chính sách hỗ trợ giao dịch điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số.

8) Chính sách 8: Quy định về an toàn, an ninh, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử nhằm hoàn thiện, đồng bộ với các Luật ban hành sau Luật GDĐT 2005 như Luật An toàn thông tin và Luật An ninh mạng.

9) Chính sách 9: Quy định về nền tảng số, dịch vụ số và hệ thống giao dịch điện tử (Nghĩa vụ của các nền tảng số trong hoạt động giao dịch điện tử, quy định quản lý hệ thống giao dịch điện tử và hoạt động giao dịch điện tử trên nền tảng số, dịch vụ số và giao dịch trực tuyến).

Những hạn chế cần phải khắc phục của dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn các quy định so với Luật Giao dịch điện tử 91/2005, tuy nhiên, theo góp ý của các bộ, ngành, một số quy định trong nội dung Dự thảo có nguy cơ chồng chéo, xung đột. Cụ thể:

Về dịch vụ tin cậy, dịch vụ định danh điện tử, xác thực điện tử

Cùng với dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, Dự thảo sẽ có đến 03 loại hình dịch vụ có chức năng khá tương đồng, đều nhằm xác định tính chính xác của nội dung và người gửi dữ liệu điện tử. Chưa kể đến một số dịch vụ khác được quy định trong các văn bản pháp luật như: dịch vụ an toàn thông tin mạng; dịch vụ mật mã dân sự trong Luật An toàn thông tin mạng; dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Quy định về các dịch vụ này có nguy cơ chồng chéo, xung đột. Do vậy, cần phải rà soát và thống nhất các quy định trên.

Về quy định bắt buộc chấp nhận giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước

Hiện nay, tình trạng một số doanh nghiệp và người dân mong muốn được thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan Nhà nước, nhưng trong nhiều trường hợp cơ quan Nhà nước từ chối tiếp nhận bản điện tử hoặc tiếp nhận xong vẫn yêu cầu doanh nghiệp và người dân nộp thêm bản giấy. Điều này đã gây cản trở rất lớn đối với việc điện tử hoá các dịch vụ công, thủ tục hành chính, gây mất thời gian, công sức, tiền bạc của người dân và doanh nghiệp, thậm chí còn là cơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực.

Vì vậy, cần có quy định rõ ràng từ Luật Giao dịch điện tử về các giao dịch điện tử: Cơ quan Nhà nước buộc phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử gửi đến từ người dân và doanh nghiệp; không được phép từ chối hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ là bản cứng (do việc chấp nhận giao dịch điện tử hay không thường được quy định ở pháp luật chuyên ngành do chính cơ quan Nhà nước đó soạn thảo).

Bài viết liên quan:

—————————

Công ty cổ phần NewCA

Nef Digital SEOON