Viên chức có được đăng ký kinh doanh không 2022?

Viên chức có được đăng ký kinh doanh không

Nhà nước luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với những cá nhân, tổ chức mong muốn làm giàu từ việc thành lập doanh nghiệp “chân chính” để sản xuất kinh doanh. Như vậy, đối tượng được phép đăng ký kinh doanh là cá nhân và tổ chức. Vấn đề đặt ra là “Viên chức có được đăng ký kinh doanh không?”. Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng NewCA đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Định nghĩa viên chức ngắn gọn và súc tích nhất

Theo Điều 2 tại Luật viên chức 2010 “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc tại đơn vị công lập (theo chế độ hợp đồng làm việc). Những người này được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều kiện trở thành viên chức

– Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập: Viên chức làm việc cho tổ chức, cơ quan Nhà nước hay tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội… thành lập.  Có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 của Luật viên chức).

– Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được lựa chọn ký kết một trong hai hợp đồng làm việc. 

  •  Hợp đồng không thời hạn
  • Hợp đồng xác định thời hạn

 Cụ thể, 2 loại hợp đồng này được quy định như sau:

  • Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Ở hợp đồng này, hai bên sẽ xác định thời hạn. Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng rơi vào khoảng 12 tháng đến 60 tháng
  • Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Theo Theo đó, hai bên không xác định thời hạn và  thời điểm chấm dứt hợp đồng

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Đăng ký kinh doanh được pháp luật định nghĩa ra sao?

“Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét theo góc độ pháp lý.” (Dựa theo Luật doanh nghiệp năm 2014) Văn bản này được gọi là giấy phép đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hay tổ hợp tác muốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có đầy đủ điều kiện theo pháp luật thì  được nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh là một trong những bước quan trọng khi bạn đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký kinh doanh được pháp luật định nghĩa ra sao?
Đăng ký kinh doanh được pháp luật định nghĩa ra sao?

Viên chức có được đăng ký kinh doanh không?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu một số quy định của pháp luật về đăng ký hoạt động kinh doanh như sau:

Điều 14 – Luật viên chức về hoạt động kinh doanh, làm việc ngoài thời gian quy định

  • Viên chức được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc đã được quy định trong hợp đồng làm việc
  • Được ký hợp đồng với cơ quan, tổ chức hay đơn vị khác mà pháp luật không cấm. Nhưng viên chức bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị công lập
  • Viên chức có quyền góp vốn nhưng không được phép tham gia vào công tác quản lý, điều hành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, HTX, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư…

#2. Dựa theo Điều 17 – Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về trường hợp không có quyền thành lập doanh nghiệp

  • Nghiêm cấm cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản công để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
  • Cán bộ, công chức, viên chức được quy định rõ ở Luật cán bộ, công chức và luật viên chức
  • Sĩ/hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng trong các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; công an ở cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam…
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điểm a thuộc Khoản 1, Điều 88

Điều kiện để viên chức có thể mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, viên chức không được thành lập doanh nghiệp nhưng được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua vốn góp vào công ty cổ phần, TNHH trong điều kiện:

  • Không tham gia quản lý hay điều hành công ty (quy định tại Khoản 2 – Điều 20, Luật phòng chống tham nhũng 2020)
  • Nếu là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước thì không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước…
Điều kiện để viên chức có thể mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp
Điều kiện để viên chức có thể mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp

Việc tham gia góp vốn của viên chức cũng giới hạn tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với công ty cổ phần, viên chức được phép tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn            
  • Đối với công ty hợp danh, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách bản thân là  thành viên hợp vốn
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, viên chức không được góp vốn vào loại hình này

Nói tóm lại, hiện tại. luật pháp Việt Nam không cho phép viên chức đăng ký kinh doanh. Viên chức chỉ có thể góp vốn đầu tư và thu lợi ở các doanh nghiệp. Trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ những quy định của pháp luật để tránh trường hợp bị xử phạt.

Trên đây là bài viết “Viên chức có được đăng ký kinh doanh không?””, NewCA hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON