Văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp

Văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp nếu muốn phát triển vững mạnh ngoài việc kết nối, lên chiến lược cho các dự án bên ngoài, thì còn phải thiết lập các quy tắc văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp một cách rõ ràng và nghiêm túc. Việc hiểu rõ và thực hiện các quy tắc giao tiếp đúng đắn sẽ tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp là gì?

Văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp có thể hiểu là hành vi, cách ứng xử và giá trị liên quan đến việc giao tiếp giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Xây dựng một nền văn hóa giao tiếp tốt sẽ đem đến môi trường làm việc gần gũi và chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển vững vàng hơn.

Thực hiện văn hóa giao tiếp sẽ định hình nên cách thức ứng xử, tương tác giữa các nhân viên với nhau, đồng thời ta có thể nhận ra cách tổ chức và quản lý của những người cấp trên với nhân viên của họ như thế nào, từ đó dễ dàng điều chỉnh nội quy sao cho phù hợp với văn hóa và tinh thần mà doanh nghiệp hướng đến.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Tổng hợp quy tắc văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp

Khi làm việc trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ các quy tắc văn hóa giao tiếp nhằm tạo nên sự kỷ luật, chuyên nghiệp, tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp. Sau đây là các quy tắc văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp bạn cần nắm rõ:

Giao tiếp với cấp trên, lãnh đạo

  • Thực hiện nghiêm chỉnh các công việc được giao.
  • Thể hiện sự tôn trọng và lịch sự: Khi giao tiếp với cấp trên, hoặc lãnh đạo bạn phải thể hiện sự lịch sự và tôn trọng qua tác phong và lời nói hằng ngày.
  • Luôn trong tâm thế sẵn sàng trả lời câu hỏi: Bạn cần chuẩn bị các câu trả lời đối với các tình huống bất ngờ xảy ra.
  • Xây dựng, đóng góp ý kiến một cách rõ ràng, dễ hiểu để lãnh đạo có thể hiểu ý của bạn.
  • Học hỏi, rèn luyện các kinh nghiệm và tác phong của họ.

Giao tiếp với cấp dưới

  • Bạn cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm với những nhân viên cấp dưới của mình.
  • Lắng nghe những ý kiến và rắc rối để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình làm việc là giúp đẩy nhanh văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn một cách dễ hiểu, rõ ràng để nhân viên cấp dưới làm quen với tần suất công việc.
  • Trao đổi những ý kiến, kế hoạch với nhau giúp họ định hướng và phát triển năng lực tốt hơn.
  • Không được quên lời hứa của mình.

Giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp

  • Tôn trọng nhau trong lời nói và tác phong giao tiếp hằng ngày.
  • Cạnh tranh công bằng, lành mạnh với mục đích chung là để doanh nghiệp phát triển.
  • Hợp tác, trao đổi ý kiến một cách nghiêm túc, rõ ràng về hướng giải quyết cho các công việc.
  • Có thái độ hòa đồng, tử tế, công nhận những ưu điểm của đồng nghiệp một cách chân thành.
  • Không nên tò mò, bình luận về những chuyện riêng tư của nhau.

Giao tiếp với khách hàng, đối tác 

Giao tiếp với khách hàng, đối tác
Giao tiếp với khách hàng, đối tác
  • Thể hiện sự tôn trọng và kính trọng với đối tác, khách hàng của bạn.
  • Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu, hợp đồng với khách hàng và không được thực hiện trễ thời hạn quy định.
  • Cung cấp các dịch vụ tốt nhất dành cho đối tác, khách hàng.
  • Thông tin kịp thời đến khách hàng khi xảy ra sự cố chậm trễ. 
  • Đối xử bình đẳng với mọi khách hàng, không nên phân biệt đối xử và đánh giá khách thông qua ngoại hình, phong cách, địa vị,…
  • Khuyến khích khách hàng đưa ra những đánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm cải thiện và cho thấy thái độ tôn trọng, tiếp thu của ta dành cho họ.

Vai trò của văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp

Văn hoá giao tiếp góp phần không nhỏ đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là các vai trò quan trọng lý giải việc doanh nghiệp cần thiết lập nền văn hóa giao tiếp: 

Xây dựng được hình ảnh thương hiệu

Mỗi nhân viên khi được làm việc trong môi trường có văn hóa giao tiếp tích cực, chuyên nghiệp sẽ có tầm nhìn và biết cách ứng xử linh hoạt, phù hợp khi giao tiếp với khách hàng, từ đó để lại nhiều ấn tượng tốt, góp phần xây dựng nên hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. 

Tăng năng suất làm việc 

Xây dựng nền văn hóa giao tiếp lành mạnh, chuyên nghiệp sẽ tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các thành viên dành cho nhau, từ đó gia tăng tinh thần đồng đội tạo điều kiện cho họ có khả năng phát huy hết điểm mạnh và tối ưu năng suất làm việc. Qua đó giúp doanh nghiệp phát triển một cách vững vàng.

Giữ chân nhân tài

Giữ chân nhân tài
Giữ chân nhân tài

Một trong các yếu tố để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp chính là môi trường làm việc tích cực, gắn bó. Ngoài các yếu tố lương thưởng, tỷ lệ nhân sự biến đổi sẽ giảm đi nếu văn hóa giao tiếp trong công ty được thực hiện một cách nghiêm túc, vì mỗi nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc khi được làm việc trong môi trường phù hợp.

Khai thác được năng lực của mỗi nhân viên

Khi sự gắn bó và tương tác của mỗi nhân viên ngày càng gia tăng thì họ có thể dễ dàng trao đổi những ý kiến, đề xuất cho công việc. Ngoài ra, nếu mỗi người đều có ý thức giao tiếp tốt sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau những kỹ năng, kiến thức cần thiết. Vì vậy mỗi nhân viên sẽ được khai thác và phát huy hết trình độ chuyên môn vốn có.

 Công Ty Cổ Phần NewCA

Nef Digital SEOON