Tính pháp lý của hợp đồng điện tử và 3 điều cần lưu ý

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử và 3 điều cần lưu ý

Hợp đồng điện tử đã mang lại hàng loạt các lợi ích cho doanh nghiệp như tiết kiệm tối đa chi phí, rút ngắn thời gian và nhanh chóng ký kết. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn còn phân vân và chưa hiểu rõ về tính pháp lý của hợp đồng điện tử. Cùng NewCA đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử có được pháp luật Việt Nam công nhận hay không?

Theo Điều 14 và Điều 34 được quy định trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005, tính pháp lý của hợp đồng điện tử tương đồng với hợp đồng truyền thống. Đồng thời, doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử trong một số lĩnh vực đã được cho phép như: thương mại, kinh doanh, dân sự, hoạt động thuộc cơ quan Nhà nước và một số lĩnh vực theo đúng quy định Pháp luật. 

Cụ thể, tính pháp lý của hợp đồng điện tử đã được thừa nhận tại chương 4 với nội dung: Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thuộc Luật Giao dịch điện tử 2005:

  • Điều 34: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử sẽ không bị phủ nhận hoặc xóa bỏ chỉ vì hợp đồng này được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”
  • Điều 14: “Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định dựa trên độ tin cậy của cách thức khởi tạo; lưu trữ, truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức để bảo đảm hay duy trì tính toàn vẹn của thông điểm dữ liệu cũng như cách thức xác định người khởi tạo cùng các yếu tố phù hợp khác.” 

Như vậy, có thể thấy hiện nay pháp luật Việt Nam đã công nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử nếu hợp đồng tuân thủ theo đúng quy định đề ra. Do đó, các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh hãy cứ yên tâm khi sử dụng hình thức giao kết bằng hợp động điện tử nhằm tối ưu quy trình và chi phí hoạt động.

Điều kiện cần có để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Điều kiện cần có để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử
Điều kiện cần có để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Để hợp đồng điện tử được công nhận có giá trị pháp lý theo pháp luật Việt Nam thì cần thỏa mãn 2 điều kiện:

  • Đủ tin cậy về tính toàn vẹn các thông tin trong hợp đồng
  • Các thông tin xuất hiện trong hợp đồng điện tử có thể truy cập

#1. Đảm bảo tin cậy về toàn vẹn thông tin trong hợp đồng

Tính vẹn toàn của những thông tin này sẽ được thể hiện ở chỗ thông tin cần phải đầy đủ, chưa qua bất cứ sự chỉnh sửa hay bị theo đổi nào, trừ các thay đổi liên quan đến hình thức phát sinh trong quá trình hiển thị, trao đổi, lưu trữ chứng từ điện tử.

#2. Thông tin của hợp đồng điện tử có thể truy cập

Các thông tin trong hợp đồng cần cho phép truy cập và được sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh trong các trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, việc tiến hành sửa đổi hợp đồng sẽ chỉ được thực hiện khi hợp đồng có hiệu lực và có sự đồng thuận của các bên tham gia.

Những lưu ý nhằm đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử 

Trên thực tế, bất kỳ hình thức hợp đồng nào cũng sở hữu những lợi ích và rủi ro cụ thể. Để giảm thiểu các tình huống không mong muốn khi thực hiện hợp đồng điện tử thì doanh nghiệp cần phải chú ý đến một số vấn đề được đề cập sau đây.

#1. Hợp đồng điện tử áp dụng những lĩnh vực nào?

Nhằm được pháp luật Việt Nam công nhận về tính pháp lý của hợp đồng điện tử thì doanh nghiệp phải biết rõ những lĩnh vực nào sẽ được áp dụng. Cụ thể là:

  • Lĩnh vực có thể áp dụng hợp đồng điện tử: dân sự, mua bán hàng hóa, thương mại, lao động, cung ứng dịch vụ,…
  • Lĩnh vực không được pháp luật công nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử: bất động sản, hối phiếu, hôn nhân, giấy khai sinh,…

Có thể hiểu đơn giản rằng, với các lĩnh vực không được pháp luật công nhận về tính pháp lý thì hợp đồng sẽ không được ký điện tử như: giấy ly hôn, chứng nhận quyền sử dụng đất,…

#2. Chủ thể thực hiện hợp động điện tử được quy định ra sao?

Quy định về chủ thể thực hiện để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử
Quy định về chủ thể thực hiện để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Nếu hợp đồng truyền thống có 2 chủ thể là bên bán và bên mua thì hợp đồng điện tử cần có ít nhất 3 chủ thể bao gồm: bên bán, bên mua và bên trung gian. Hơn thế nữa, để ký kết được hợp đồng điện tử thì các chủ thể đều phải đáp ứng đủ, đúng các điều kiện theo quy định pháp luật:

  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Năng lực hành vi dân sự bắt buộc phải phù hợp với hợp đồng đã được xác lập
  • Các bên ký kết hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện

#3. Bảo mật của hợp đồng điện tử

Những vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin hợp đồng hay thông tin của các bên giao kết hợp đồng cũng là một trong những điều mà doanh nghiệp cần quan tâm. Bởi vậy, doanh nghiệp cần tìm một đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín, chất lượng, thỏa thuận bảo mật thông tin chặt chẽ với đơn vị đó. 

Tóm tắt bài viết

Pháp luật Việt Nam có công nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử không?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã công nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử nếu hợp đồng tuân thủ theo đúng quy định đề ra.

Điều kiện cần có để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử

1. Đảm bảo tin cậy về toàn vẹn thông tin trong hợp đồng
2. Thông tin của hợp đồng điện tử có thể truy cập

Bài viết là tất cả những thông tin liên quan đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử được NewCA chia sẻ một cách chi tiết và đầy đủ. Nếu doanh nghiệp, đơn vị hay hộ kinh doanh đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp chữ ký số bảo mật tuyệt đối, đảm bảo tính pháp lý thì hãy liên hệ với NewCA để được hỗ trợ.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON