Nhiều người lao động có thắc mắc với các khoản chi được trích từ quỹ công đoàn cho người lao động thì có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN hay không? NewCA sẽ lên ngay bài viết sau để giải đáp thắc mắc trên nhé!
Mục lục
Tiền công đoàn gồm những khoản thu nào?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về bảo hiểm xã hội điện tử tại NewCA
Tiền công đoàn được sử dụng như thế nào?
Về vấn đề này được quy định tại Điều 27 Luật Công đoàn 2012 như sau:
…
2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;
d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
m) Các nhiệm vụ chi khác.
Nhận tiền từ công đoàn có phải chịu thuế TNCN?
Cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau…
– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức…
– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây…”
Như vậy, từ các quy định trên nếu NLĐ nhận được thu nhập từ Quỹ công đoàn doanh nghiệp thì sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Lưu ý khi đóng phí công đoàn
Xác định quyền lợi: Trước khi đóng phí công đoàn bạn hãy tìm hiểu và hiểu rõ quyền lợi mà mình sẽ được hưởng khi là thành viên công đoàn. Điều này bao gồm các quyền lợi về lương, phúc lợi, bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi lao động.
Hiểu về mức phí: Bạn hãy tìm hiểu về mức phí công đoàn mà mình sẽ phải đóng và cách tính toán phí này. Thông thường, phí công đoàn được tính theo một phần trăm (%) trên mức lương hoặc thu nhập của bạn. Đương nhiên bạn cần hiểu rõ về mức phí này để có sự chuẩn bị tài chính phù hợp.
Quyền từ chối đóng phí: Ở một số quốc gia, việc đóng phí công đoàn có thể là bắt buộc hoặc tùy chọn. Nếu có quyền từ chối đóng phí thì bạn hãy tìm hiểu về quyền này cùng các hậu quả có thể xảy ra với bản thân trong tương lai nhé.
Kiểm tra và theo dõi việc đóng phí: Bạn hãy kiểm tra kỹ các khoản phí công đoàn được trừ từ mức lương hoặc thu nhập của bạn một cách thường xuyên để nắm bắt tình hình đóng đoàn phí nhé.
Tham gia vào các hoạt động công đoàn: Đóng phí công đoàn không chỉ là việc đóng góp tài chính, mà còn là việc tham gia vào các hoạt động và chương trình của công đoàn. Bạn hãy tận dụng cơ hội này để gặp gỡ và làm quen với nhiều người lao động, tham gia các khóa đào tạo và phát triển cá nhân nếu có.
Tạm kết
Như vậy bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc cho người lao động khi nhận các khoản tiền từ công đoàn. Hy vọng với nội dung trên đây bạn đã giúp bạn có thông tin hữu ích cho mình. Đón xem thêm nhiều bài viết cùng chủ đề tương tự trên trang tin tức của NewCA nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cách hạch toán tiền lương, BHXH và kinh phí công đoàn chi tiết 2023
Công đoàn tiếp tục hỗ trợ cho lao động mất việc 1-3 triệu đồng