Hướng dẫn 3 bước rút bảo hiểm xã hội đơn giản, hiệu quả

Những thông tin cần biết khi rút bảo hiểm xã hội

Trong những điều kiện nhất định, khi người tham gia bảo hiểm xã hội đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp vốn sau 1 khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, việc tiền bảo hiểm xã hội đang là một mối quan tâm lớn hiện nay. Trong bài viết này, NewCA sẽ cung cấp tới bạn đọc các vấn đề liên quan đến việc rút bảo hiểm xã hội.

Thực chất rút bảo hiểm xã hội là gì?

Chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện hành vi rút toàn bộ quá trình tham gia bảo hiểm thì được gọi là rút bảo hiểm xã hội. Sau một khoảng thời gian ngừng đóng, nếu người lao động không còn nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội thì khi đó người lao động có quyền thực hiện thủ tục này.

Rút bảo hiểm xã hội là một trong những quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội. Để các chủ thể được rút bảo hiểm xã hội thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành

Điều kiện áp dụng rút bảo hiểm xã hội

Để được rút bảo hiểm xã hội, người lao động cần đáp ứng một trong số những điều kiện sau:

  • Người lao động đã đủ tuổi  được hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không muốn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
  • Người lao động qua nước ngoài định cư
  • Người lao động mắc một trong các bệnh nguy hiểm gây đến tính mạng như ung thư,xơ gan cổ chướng, bại liệt,phong, lao nặng, AIDS và các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  • Trường hợp người lao động được quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu.
  • Trong trường hợp thông thường, nếu như người lao động không thuộc các trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, nước ngoài định cư, phục viên, xuất ngũ hoặc không đủ các điều kiện để được hưởng lương hưu thì sau 1 năm nghỉ việc người lao động sẽ được làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội theo nghị quyết 93/2015/QH13.

Thời điểm rút bảo hiểm xã hội

Người lao động sẽ thực hiện được việc rút  bảo hiểm xã hội khi đủ thời gian chờ được pháp luật quy định. Vậy để rút bảo hiểm xã hội, chủ thể tham gia bảo hiểm cần tuân thủ thời gian chờ như sau: 

  • Đối với trường hợp người lao động thông thường: Chờ 01 năm ( được tính từ tháng ngừng tham gia bảo hiểm)
  • Đối với những trường hợp đặc biệt khác ( người lao động định cư nước ngoài, nghỉ hưu nhưng không hưởng lương hưu, mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng, bệnh không tự chăm sóc bản thân được như HIV/AIDS): Trong trường hợp này được làm thủ tục ngay khi bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Thời điểm rút bảo hiểm xã hội
Thời điểm rút bảo hiểm xã hội

Thủ tục rút bảo hiểm xã hội

Để rút bảo hiểm xã hội, chủ thể cần thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ và nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội

Bước quan trọng để người lao động thực hiện thủ tục rút bảo hiểm xã hội là chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ được yêu cầu. Sau đó nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú hoặc tạm trú có sổ tạm trú KT3.

Bên cạnh đó, người lao động có thể nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử: Trong trường hợp này, các chủ thể là người lao động cần phải đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam; trong trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng hồ sơ điện tử thì sẽ cần phải gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan bảo hiểm xã hội qua dịch vụ bưu chính công ích.

Chuẩn bị đầy đủ và nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội
Chuẩn bị đầy đủ và nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội

Bước 2. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định của pháp luật

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tiếp nhận xử lý và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trong trường hợp không thể rút bảo hiểm xã hội thì cần phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do cho người lao động.

Bước 3. Người lao động nhận kết quả 

Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì người lao động sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội. Chủ thể trực tiếp đến dịch vụ bưu chính công ích hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận sổ bảo hiểm xã hội.

Tóm tắt bài viết

Rút bảo hiểm xã hội là gì?

Chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện hành vi rút toàn bộ quá trình tham gia bảo hiểm thì được gọi là rút bảo hiểm xã hội. Sau một khoảng thời gian ngừng đóng, nếu người lao động không còn nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội thì khi đó người lao động có quyền thực hiện thủ tục này.

Thủ tục 3 bước rút bảo hiểm xã hội

Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ và nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội
Bước 2. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định của pháp luật
Bước 3. Người lao động nhận kết quả 

Trên đây là những thông tin tổng hợp liên quan đến rút bảo hiểm xã hội. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung thêm cho mình những thông tin cần thiết.

Trân trọng cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON