Hướng dẫn quy trình kế toán thuế doanh nghiệp sau 7 bước

Hướng dẫn quy trình kế toán thuế doanh nghiệp sau 7 bước

Kế toán thuế là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong mọi loại hình doanh nghiệp. Vậy quy trình kế toán thuế gồm những công việc gì và diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về quy trình kế toán thuế, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Hướng dẫn chi tiết quy trình kế toán thuế

Về cơ bản, quy trình kế toán thuế sẽ gồm có 7 bước sau:

Bước 1. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Kế toán 2015, nghiệp vụ kinh tế, tài chính “là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán”. 

Trường hợp phát sinh nghiệp vụ kinh tế, bộ phận kế toán thuế sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý một cách linh hoạt.

Bước 2. Lập chứng từ kế toán.

Sau khi giải quyết nghiệp vụ phát sinh, người làm công tác kế toán thuế sẽ phải lập chứng từ kế toán để làm căn cứ pháp lý chứng minh cho những nghiệp vụ phát sinh và những giao dịch đã hoàn tất.

Bước 3. Ghi chép chi tiết vào sổ kế toán

Ghi chép chi tiết vào sổ kế toán
Ghi chép chi tiết vào sổ kế toán

Từ những thông tin trong chứng từ kế toán, kế toán viên sẽ cần ghi chép vào sổ kế toán một cách đầy đủ, chi tiết và minh bạch.

Bước 4. Thực hiện bút toán

Về công tác bút toán, bộ phận kế toán thuế sẽ cần thực hiện bút toán cuối kỳ, bút toán kết chuyển và chốt sổ kế toán.

Bước 5. Lập bảng cân đối số phát sinh

Trong quy trình kế toán thuế, mục đích của bước lập bảng cân đối số phát sinh là nhằm tổng hợp, thống kê số liệu một cách cụ thể để đối chiếu, so sánh khi cần.

Bước 6. Lập báo cáo tài chính

Bước tiếp theo của quá trình kế toán thuế đó là người làm công tác kế toán phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật. Đồng thời, kế toán viên phải thực hiện quyết toán thuế với cả hai loại thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Bước 7. Hoàn tất sổ sách, in ấn và lưu trữ

Cuối cùng, sau khi hoàn thành các bước trên, bộ phận kế toán thuế sẽ tiến hành hoàn tất sổ sách, in ấn và lưu trữ thông tin. Kế toán viên có thể lựa chọn 1 trong 2 hoặc đồng thời 2 phương thức: sử dụng giấy tờ truyền thống hoặc sử dụng phần mềm kế toán.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán tại NewCA

Kế toán thuế gồm những công việc gì?

Các công việc có trong quy trình kế toán thuế sẽ được chia thành các khoảng thời gian nhất định. Bao gồm các công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Công việc hàng ngày

Trong ngày, bộ phận kế toán thuế sẽ cần thực hiện các công việc sau:

  • Thu thập và xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán.
  • Kiểm tra, xác minh tính hợp lệ của hoạt động mua, bán, sản xuất hàng hóa/dịch vụ.
  • Thống kê, tổng hợp các hóa đơn, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Thường xuyên cập nhật các quy định về lĩnh vực thuế, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.

Công việc hàng tháng

Công việc hàng tháng của kế toán thuế
Công việc hàng tháng của kế toán thuế

Định kỳ theo tháng, công việc của kế toán thuế sẽ bao gồm:

  • Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng.
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng của danh sách nhân viên trong doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp thành lập dưới 12 tháng, kế toán thuế cần nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng của doanh nghiệp.

Công việc hàng quý

Mỗi quý, bộ phận kế toán thuế sẽ phải tiến hành hoàn tất các nhiệm vụ sau:

  • Lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng theo quý.
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

Công việc hàng năm

Trong một năm, các công việc cần làm của bộ phận kế toán thuế sẽ được chia thành hai thời điểm chính là đầu năm và cuối năm.

Thời điểm đầu năm

Đầu năm sẽ là khoảng thời gian bận rộn của bộ phận kế toán thuế khi cần hoàn thành khá nhiều công việc quan trọng như:

  • Nộp thuế môn bài với mức nộp căn cứ theo vốn điều lệ doanh nghiệp(trừ các trường hợp được miễn được quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP).
  • Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân tháng 12 hoặc quý IV, thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý IV năm trước.
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn doanh nghiệp trong quý IV năm trước.

Thời điểm cuối năm

Kế toán thuế sẽ cần hoàn thiện các công việc mang tính tổng kết lại quá trình làm việc của một năm qua, bao gồm:

  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp của năm.
  • Lập báo cáo tài chính của năm.

Câu hỏi thường gặp

Cần mấy bước lập quy trình kế toán thuế? Đó là những bước nào?

– Bước 1. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
– Bước 2. Lập chứng từ kế toán
– Bước 3. Ghi chép chi tiết vào sổ kế toán
– Bước 4. Thực hiện bút toán
– Bước 5. Lập bảng cân đối số phát sinh
– Bước 6. Lập báo cáo tài chính
– Bước 7. Hoàn tất sổ sách, in ấn và lưu trữ

Kế toán thuế gồm những công việc gì?

Tuỳ theo cách chia của cá nhân kế toán hoặc doanh nghiệp có nhiều cách chia khác nhau. Tuy nhiên, cách chia đơn giản và dễ hiểu nhất là chia công việc theo ngày, tháng, quý, năm.

Từ bài viết trên, doanh nghiệp và những người làm việc trong bộ phận kế toán đã có thể nắm được những thông tin quan trọng về quy trình kế toán thuế. Từ đó hình thành nên cơ sở để hoàn thiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực kế toán một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON