Quy định về giấy phép kinh doanh là gì?

Quy định về giấy phép kinh doanh là gì?

Ngày nay, các doanh nghiệp để được thành lập hay buôn bán bất kỳ hàng hóa nào cần được cấp giấy phép kinh doanh. Sau khi đăng ký kinh doanh thành công, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh là một trong những giấy tờ quan trọng, giúp chủ thể chứng minh rằng doanh nghiệp được công nhận là có đủ điều kiện và cơ sở, để được cho phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vậy quy định về giấy phép kinh doanh là gì? Chúng có thật sự quan trọng đối với doanh nghiệp không? Hãy cùng NewCA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại văn bản được chứng nhận từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp, khi kinh doanh những ngành nghề có điều kiện. Doanh nghiệp khi có giấy phép kinh doanh sẽ được công nhận là có đủ cơ sở và điều kiện cho phép để kinh doanh các loại ngành nghề đó. Theo thường lệ, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo khoản 1 điều 8 của luật doanh nghiệp quy định: Nghĩa vụ của doanh nghiệp là đáp ứng đầy đủ những điều kiện kinh doanh,  khi doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư, bảo đảm việc duy trì đầy đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp.

Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa “Giấy phép đăng ký kinh doanh” và “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Ở Giấy phép đăng ký kinh doanh, các cá nhân hoặc tổ chức sẽ đi xin phép tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về yêu cầu được kinh doanh đối với các ngành, nghề theo quy định. Còn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh. 

Bản chất giấy phép kinh doanh  

Giấy phép kinh doanh hiện nay gồm 4 bản chất mà mọi doanh nghiệp trước khi muốn được cấp phép cần nắm rõ:

#1. Về mặt pháp lý

  • Là sự đồng ý, cho phép doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh của cơ quan quản lý Nhà nước.
  • Là cơ chế đề nghị – cấp, hay còn gọi là quyền kinh doanh của công dân.

#2. Về thủ tục, hồ sơ đăng ký

  • Thủ tục để đăng ký Giấy phép kinh doanh là theo mẫu của Sở kế hoạch và Đầu tư.
  • Hồ sơ khi đăng ký giấy phép kinh doanh phải đầy đủ, hợp lệ.
  • Cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành công việc thẩm định, kiểm tra các điều kiện.

#3. Thời gian tồn tại của giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Thời hạn tồn tại sẽ tuỳ vào quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép.
  • Giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước là vô hạn.

#4. Quyền hạn của Nhà nước

  • Trong một số trường hợp, nếu doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nghề gây ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, xã hội hay bị hạn chế số lượng đối với các ngành nghề kinh doanh. Thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ từ chối yêu cầu, không cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp đó. 
Bản chất giấy phép kinh doanh  
Bản chất giấy phép kinh doanh  

Những quy định của giấy phép kinh doanh 

#1. Quy định về đối tượng cấp giấy phép kinh doanh

Theo quy định, thì đối tượng cấp giấy phép kinh doanh sẽ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  1. Khi tổ chức, doanh nghiệp trong nước 

Khi các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh phải có đủ điều kiện để đáp ứng hết các tiêu chuẩn đặc thù của điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó.

Một số các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

  • Các cơ sở kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, quán ăn phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bán lẻ các loại rượu, phải xin giấy phép bán lẻ rượu.
  • Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải có giấy phép trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
  1. Khi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, GPKD sẽ được cấp cho những tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực: 

  • Thực hiện các quyền phân phối về bán lẻ hàng hoá, trừ các mặt hàng như gạo, đường, các vật phẩm đã ghi hình, sách, báo, tạp chí.
  • Thực hiện các quyền đối với hàng hóa được nhập khẩu, phân phối và buôn bán như dầu, mỡ bôi trơn.
  • Cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ logistics; ngoại trừ trường hợp Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường khi tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Cho thuê các hàng hóa nhưng không cho thuê tài chính; ngoại trừ các trang thiết bị xây dựng có người vận hành.
  • Cung cấp các dịch vụ trung gian thương mại, thương mại điện tử.
  • Cung cấp các dịch vụ đấu thầu hàng hoá.

#2. Quy định về điều kiện để cấp Giấy phép kinh doanh

Dựa vào các điều kiện khác nhau mà có thể cấp giấy phép kinh doanh tùy theo đối tượng cấp, ngành nghề kinh doanh.

  1. Khi tổ chức, doanh nghiệp trong nước

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp ở trong nước, để được cấp giấy phép kinh doanh sẽ dựa vào các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng đầy đủ. Các điều kiện này thường là: 

  • Điều kiện cơ sở vật chất. VD: giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện an toàn thực phẩm,…
  • Điều kiện chứng chỉ hành nghề. VD: văn phòng luật, văn phòng hành chính,…
  • Điều kiện vốn pháp định. VD: kinh doanh bất động sản với vốn pháp định gần 20 tỷ.
  1. Khi tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài

Theo điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP có quy định về các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

  • Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, lãnh thổ khi tham gia Điều ước quốc tế mà có Việt Nam là thành viên

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuốc nước, lãnh thổ mà có Việt Nam là thành viên cam kết mở cửa thị trường cho các hoạt động mua bán hàng hoá, các hoạt động liên quan trực tiếp tới mua bán hàng hoá.

– Có kế hoạch tài chính để thực hiện quá trình đề nghị cấp giấy phép kinh doanh.

– Đáp ứng được những điều kiện tiếp cận thị trường khi tham gia Điều ước quốc tế mà có Việt Nam là thành viên.

– Không được nợ thuế quá 01 năm trở lên kể từ khi thành lập tại Việt Nam.

  • Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài không thuốc nước, lãnh thổ khi tham gia Điều ước quốc tế mà có Việt Nam là thành viên

Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, lãnh thổ mà có Việt Nam là thành viên tại Điều ước quốc tế, để được cấp giấy phép kinh doanh phải:

– Điều kiện:

  • Có kế hoạch tài chính để thực hiện quá trình đề nghị cấp giấy phép kinh doanh.
  • Không được nợ thuế quá 01 năm trở lên kể từ khi thành lập tại Việt Nam. 

– Tiêu chí:

  • Phù hợp với độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước khi kinh doanh cùng lĩnh vực.
  • Phù hợp với các quy định, điều lệ của pháp luật chuyên ngành.
  • Khả năng tạo cơ hội việc làm ở trong nước.
  • Khả năng doanh nghiệp có thể đóng góp cho ngân sách nhà nước.

#3. Quy định về nội dung của Giấy phép kinh doanh

Nội dung của Giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau tùy vào từng ngành nghề kinh doanh. Nội dung của GPKD sẽ bao gồm:

  1. Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật.
  2. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh hoặc phân phối.
  3. Phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  4. Chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh.
  5. Thời hạn giấy phép kinh doanh.
  6. Các nội dung khác.
Quy định về điều kiện để cấp Giấy phép kinh doanh
Quy định về điều kiện để cấp Giấy phép kinh doanh

Dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh – NewCA

Giấy phép kinh doanh là văn bản vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó là minh chứng khẳng định sự uy tín và an toàn của doanh nghiệp bạn đối với khách hàng. Để được cấp giấy phép kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải trải qua các thủ tục đăng ký kinh doanh.

Hiện tại dịch vụ hỗ trợ và tư vấn đăng ký kinh doanh – NewCA là nơi được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng kinh nghiệm xử lý và hỗ trợ nhiều tình huống khó khăn. Nếu có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì hãy liên hệ dịch vụ NewCA sẽ được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

Tóm tắt bài viết

Bản chất giấy phép kinh doanh 

Bản chất giấy phép kinh doanh về mặt pháp lý:
– Là sự đồng ý, cho phép doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh của cơ quan quản lý Nhà nước.
– Là cơ chế đề nghị – cấp, hay còn gọi là quyền kinh doanh của công dân.

Thời gian tồn tại của giấy phép đăng ký kinh doanh

– Thời hạn tồn tại sẽ tuỳ vào quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép.
– Giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước là vô hạn.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON