Những quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh

Những quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh là hoạt động bắt buộc khi bắt đầu kinh doanh. Ngoài những vấn đề cần để tâm về các thủ tục đăng ký; chúng ta cũng cần để ý đến những quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh. Sau đây là bài viết cung cấp các điểm đáng lưu ý về quy định địa điểm đăng ký kinh doanh.

Khái niệm 

Căn cứ vào quy định tại khoản 3 điều 44 luật doanh nghiệp năm 2020, địa điểm đăng ký kinh doanh được quy định như sau:

“ Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”

Theo điểm a khoản 2 điều 31 tại thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có quy định như sau:

“ Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”

Như vậy, để thuận tiện cho hoạt động của doanh nghiệp có thể đăng ký địa điểm kinh doanh cùng địa chỉ hoặc khác địa chỉ với nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở.

Các văn bản luật có liên quan

Những vấn đề có liên quan đến địa điểm đăng ký kinh doanh được quy định trong các văn bản pháp luật sau:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Thông tư 302/2016/TT-BTC;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
  • Thông tư 65/2020/tt-btc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn về lệ phí môn bài.
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

Ưu điểm của địa điểm đăng ký kinh doanh so với văn phòng đại diện hoặc chi nhánh

Về mặt thủ tục ta có thể thấy việc đăng ký thành lập một địa điểm kinh doanh sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn văn phòng đại diện và chi nhánh: Không cần yêu cầu mã số thuế riêng, không cần hóa đơn GTGT và con dấu riêng.

Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh tại địa điểm đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, các thủ tục đều gọn nhẹ, nhanh chóng, không phải làm các thủ tục như chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh và văn phòng đại diện.

Nếu địa điểm đăng ký kinh doanh cùng tỉnh, phát sinh thêm hoạt động kinh doanh thì toàn bộ hoạt động trên có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai và nộp các loại thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.

Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh

Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh
Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh

Điều kiện về tên địa điểm đăng ký kinh doanh:

Thứ nhất: Theo điều 40 luật doanh nghiệp 2020 quy định về tên chi nhánh như sau:

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F ,J, W, Z , chữ số và các ký hiệu
  • Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “ địa điểm kinh doanh..
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh

Thứ hai: Tất cả hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ.

Thứ ba: Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải được đăng ký và hoạt động theo ngành nghề của công ty mẹ.

Những vấn đề cần lưu ý trong quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh

Thứ nhất, Trong thời hạn 10 ngày từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Thứ hai, thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh 

Thứ ba, khai và nộp thuế môn bài: Đối với doanh nghiệp được thành lập mới kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập. 

Thứ tư, Đối với địa điểm đăng ký kinh doanh cùng tỉnh, thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính thì công ty sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Đối với trường hợp khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm kinh doanh phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Dịch vụ đăng ký kinh doanh của NewCA

Dịch vụ đăng ký kinh doanh của NewCA
Dịch vụ đăng ký kinh doanh của NewCA

Đăng ký kinh doanh là hoạt động quan trọng. Vì vậy các dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh trên thị trường xuất hiện nhằm giải quyết những khó khăn và hỗ trợ khách hàng trong hoạt động đăng ký kinh doanh. 

NewCA tự hào nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh đáng tin cậy. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và dày dặn kinh nghiệm, dịch vụ của NewCA tự tin giải quyết những vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh. Hãy để NewCA trở thành sự lựa chọn và là người bạn đồng hành của bạn.

Tóm tắt bài viết

Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh nằm trong văn bản pháp luật nào?

– Luật doanh nghiệp 2020;
– Bộ luật dân sự 2015;
– Thông tư 302/2016/TT-BTC;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
– Thông tư 65/2020/tt-btc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn về lệ phí môn bài.
– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

Quy định về tên địa điểm đăng ký kinh doanh

1. Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F ,J, W, Z , chữ số và các ký hiệu
2. Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “ địa điểm kinh doanh..
3. Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh

Bài viết trên, NewCA hy vọng người đọc hiểu rõ hơn những quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh. Có bất cứ vấn đề gì liên quan đến quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON