Khác biệt giữa phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp

thumb thue khau tru

Giữa phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp sẽ có những ưu điểm và các đặc điểm riêng mà doanh nghiệp cần biết để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Giữa phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp nên lựa chọn sao để quá trình tính thuế được nhanh chóng, đơn giản và có lợi nhất? Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ nên rất băn khoăn khi tiến hành thủ tục. NewCA sẽ mang đến những thông tin thú vị về sự khác biệt cũng như ưu, nhược điểm của 2 phương pháp này trong bài sau.

Căn cứ pháp lý của 2 phương pháp tính thuế là gì?

Cả phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp đều được áp dụng theo quy định của Luật thuế GTGT năm 2008. Ngoài ra, quy trình khai thuế cũng như các đặc điểm cũng sẽ được ban hành chi tiết trong Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về Luật Thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ vấn đề ở 2 cơ sở pháp lý này để thực hiện tính thuế đúng theo quy định.

Ưu điểm của phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp

Phương pháp tính thuế khấu trừ

  • Được hỗ trợ khấu trừ với thuế GTGT đầu vào
  • Giúp các doanh nghiệp có dự án đầu tư hay hoạt động nhập khẩu được hoàn thuế.
  • Giúp cân đối thuế GTGT cần đóng thông qua việc đề xuất dùng hay mua hàng dự trữ.
phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp
phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp

Phương pháp tính thuế trực tiếp

  • Không cần phải thực hiện các chế độ kế toán đầy đủ theo quy định vì không khấu trừ thuế GTGT đầu ra.
  • Tỷ lệ thu thuế GTGT thấp, chỉ từ 1%-5% tùy theo từng ngành nghề.
vat
Phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp giống và khác nhau ở đâu?

Muốn biết nên tính thuế theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ thì bạn cần phải nắm được điểm giống và khác nhau của 2 lựa chọn này. Cụ thể thông tin như sau:

Điểm giống

Phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp đều có những đặc điểm chung như:

  • Áp dụng cho việc kê khai tạm tính và thủ tục quyết toán đối với thuế TNCN và thuế TNDN.
  • Đều sử dụng các chứng từ, sổ sách và các báo cáo tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.
SS2
Cả 2 phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp đều có những điểm giống và khác nhau

Điểm khác

Bên cạnh điểm giống nói trên thì 2 phương pháp tính thuế này cũng sẽ có những điểm khác biệt như;

Đặc điểm so sánhPhương pháp tính thuế khấu trừPhương pháp tính thuế trực tiếp
Đối tượng áp dụngCơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hay cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng/ năm và thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán theo quy định.Cơ sở kinh doanh đã đăng ký tự nguyện kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, không bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh tính thuế trực tiếp.Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ/hàng hóa nhằm tìm kiếm, phát triển và thực hiện khai thác dầu khí tiến hành nộp thuế bằng cách khấu trừ do đơn vị Việt Nam kê khai thay.Đơn vị có doanh thu dưới 1 tỷ đồng, không bao gồm các đơn vị đăng ký tự nguyện kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ.Các doanh nghiệp hay HTX mới thành lập, không bao gồm trường hợp đăng ký tự nguyện kê khai theo phương pháp khấu trừ.Các hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh.Các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đang kinh doanh ở Việt Nam nhưng không theo Luật đầu tư và các tổ chức không thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán được quy định.Các tổ chức kinh tế không thuộc HTX hay doanh nghiệp, không bao gồm trường hợp đã đăng ký nộp thuế bằng phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn cần dùngHóa đơn bán hàng theo mẫu 02GTGTHóa đơn GTGT theo mẫu 01 GTGT
Mẫu khai thuế GTGTMẫu 04/GTGT kết hợp bảng kê bán ra theo mẫu 04-1/GTGTMẫu 01/GTGT cùng với bảng kê bán ra theo mẫu 01-1/GTGT và bảng kê mua vào theo mẫu 01-2/GTGT.
Số thuế cần nộpTổng thuế cần nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.Tổng thuế cần nộp = doanh thu x tỷ lệ %.
Thuế suấtCó 3 loại được áp dụng gồm:Thuế suất 0%Thuế suất 5%Thuế suất 10%Thuế suất tính theo từng hoạt động khác nhau gồm:Thuế suất 1%:  Áp dụng cho hoạt động phân phối hay cung cấp hàng hóa.Thuế suất 3%:  Áp dụng cho hoạt động vận tải,  sản xuất hay các dịch vụ gắn với hàng hóa, hoạt động xây dựng bao thầu các loại nguyên vật liệu.Thuế suất 5%: Áp dụng cho các dịch vụ, hoạt động xây dựng không bao thầu các nguyên vật liệu.Thuế suất 2%: Áp dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

Để biết được phương pháp tính thuế khấu trừ và trực tiếp đâu là lựa chọn phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của bạn hãy đến với NewCA. Chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích và chọn được phương pháp tính thuế phù hợp. Đồng thời, dịch vụ cũng hỗ trợ bạn tiến hành tính, kê khai thuế nhanh chóng, đơn giản và đảm bảo hợp pháp.

Tóm tắt nội dung

Ưu điểm phương pháp tính thuế khấu trừ

– Được hỗ trợ khấu trừ với thuế GTGT đầu vào
– Giúp các doanh nghiệp có dự án đầu tư hay hoạt động nhập khẩu được hoàn thuế.
– Giúp cân đối thuế GTGT cần đóng thông qua việc đề xuất dùng hay mua hàng dự trữ.

Ưu điểm phương pháp tính thuế trực tiếp

– Không cần phải thực hiện các chế độ kế toán đầy đủ theo quy định vì không khấu trừ thuế GTGT đầu ra.
– Tỷ lệ thu thuế GTGT thấp, chỉ từ 1%-5% tùy theo từng ngành nghề.

————————–

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

  • Tổng đài CSKH: 1900 2066
  • Hotline: 0936 208 068
  • Website: https://newca.vn/
Nef Digital SEOON