Quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng

Phụ lục gia hạn hợp đồng

Hiện nay, các bên có nhu cầu trao đổi thực hiện các giao dịch, dịch vụ ngày càng được đẩy mạnh thì nhu cầu giao kết hợp đồng cũng ngày càng được phát triển theo. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn khiến người dùng vướng mắc đó chính là về phụ lục gia hạn hợp đồng nên được ký kết như thế nào. Để giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp, bài viết dưới đây sẽ nêu rõ một số quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng.

Sơ lược về gia hạn hợp đồng và phụ lục gia hạn hợp đồng

Trước khi vào phần quy định của phụ lục gia hạn hợp đồng, thì bạn đọc hãy chúng tôi tìm hiểu sơ qua về khái niệm của hợp đồng và thế nào là phụ lục gia hạn hợp đồng.

#1. Khái niệm về hợp đồng

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, , thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự” Theo quy định tại Điều 386 Bộ Luật dân sự được ban hành vào năm 2015.

#2. Phụ lục gia hạn hợp đồng là gì?

Phụ lục gia hạn hợp đồng là gì?
Phụ lục gia hạn hợp đồng là gì?

Trước khi tìm hiểu về phụ lục gia hạn hợp đồng, thì người đọc cần phải hiểu thế nào là phụ lục hợp đồng. Theo khoản 1, Điều 403 Bộ luật dân sự được ban hành năm 2015 đã định nghĩa về phụ lục hợp đồng như sau: Hợp đồng có thể có mục phụ lục được kèm theo để quy định chi tiết về một số điều khoản của hợp đồng chính. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

Hiện nay, Bộ Luật dân sự 2015 chưa có quy định rõ về khái niệm phụ lục gia hạn hợp đồng, chỉ đưa ra một vài quy định chung để người dùng có thể tuân theo. Nhưng người dùng có thể hiểu phụ lục gia hạn hợp đồng là một phần thỏa thuận quan trọng trong hợp đồng.

Tại sao lại nói quan trọng, bởi vì nó cũng có hiệu lực như một Hợp đồng chính thức nhằm mục đích quy định chi tiết bổ sung thêm một số định khoản của hợp đồng chính. Phụ lục gia hạn hợp đồng không thể tách rời khỏi hợp đồng chính và nội dung trong phụ lục không được trái với quy định của pháp luật. 

Gia hạn hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận đề xuất của các bên liên quan về việc kéo dài thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thời điểm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trước đó đã được xác lập và thường nó sẽ được ký dưới dạng một bản phụ lục của hợp đồng.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Một số quy định cần lưu ý về phụ lục gia hạn hợp đồng

Pháp luật không có quy định bắt buộc về việc các bên khi hết hạn hợp đồng phải tiếp tục ký gia hạn hợp đồng. Nhưng khi nếu các bên có nguyện vọng, mong muốn thỏa thuận về việc gia hạn hợp đồng thông qua việc ký kết phụ lục gia hạn hợp đồng thì cần phải lưu ý các quy định như sau:

Phụ lục gia hạn hợp đồng
Phụ lục gia hạn hợp đồng

#1. Phụ lục gia hạn hợp đồng cần phải có nội dung phù hợp nội dung của Hợp đồng chính

Trong trường hợp Phụ lục gia hạn hợp đồng có nội dung khác với Hợp đồng chính đã được giao kết thì nội dung đó sẽ không có hiệu lực pháp lý. Trừ khi các bên liên quan đều đồng ý với nội dung đó, thì điều khoản trên sẽ được coi như là trường hợp phụ lục gia hạn hợp đồng được sửa đổi bổ sung thêm cho Hợp đồng chính.

#2. Thực hiện gia hạn hợp đồng

Nếu hợp đồng chuẩn bị hết thời hạn thì các bên cần phải lập ra phụ lục hợp đồng để gia hạn thực hiện hợp đồng đó (nếu các bên liên quan đều đồng ý gia hạn thêm hợp đồng) nhằm tránh những rủi ro về pháp lý liên quan đến điều khoản hết thời hạn của hợp đồng có thể dẫn đến việc nghiêm trọng đó là hợp đồng bị vô hiệu – không còn giá trị pháp lý. 

#3. Ký kết gia hạn Phụ lục hợp đồng cần dựa trên yếu tố tự nguyện

Việc ký kết Phụ lục gia hạn hợp đồng là hoàn toàn dựa trên ý tự nguyện của các bên và nội dung thỏa thuận đã được ký trước đó. Nhưng vẫn sẽ có một số trường hợp được ngoại lệ thì việc quy định phụ lục gia hạn hợp đồng cũng có quy định riêng. Cụ thể như sau:

  • Hợp đồng lao động: trong hợp đồng lao động, Phụ lục hợp đồng lao động có gia trị pháp lý như Hợp đồng chính. Phụ lục hợp đồng lao động có thể quy định chi tiết thêm một số điều khoản được quy định trong Hợp đồng chính cũng như bổ sung sửa đổi thêm nội dung của Hợp đồng lao động.
  • Tuy nhiên, đối với phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn hợp đồng nhằm gia hạn thêm thời gian lao động thì theo quy định mới tại Khoản 2, Điều 22 Bộ Luật lao động 2019 đã quy định rằng: Bắt đầu từ ngày 1/1/2021 người sử dụng lao động và người lao động không được giao kết phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động – kể cả rút ngắn hay kéo dài thời hạn của hợp đồng lao động đã được ký kết. Do vậy, người lao động khi muốn tiếp tục công việc bắt buộc 2 bên cần phải ký một hợp đồng lao động mới.
  • Đối với các hợp đồng khác như hợp đồng kinh tế, hợp đồng cộng tác… pháp luật chưa có quy định riêng nào về việc ký phụ lục hợp đồng để nhằm gia hạn thêm về thời hạn của hợp đồng.

Tóm tắt bài viết

Phụ lục gia hạn hợp đồng là gì?

Gia hạn hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận đề xuất của các bên liên quan về việc kéo dài thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thời điểm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trước đó đã được xác lập và thường nó sẽ được ký dưới dạng một bản phụ lục của hợp đồng.

3 quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng

1. Phụ lục gia hạn hợp đồng cần phải có nội dung phù hợp nội dung của Hợp đồng chính
2. Thực hiện gia hạn hợp đồng
3. Ký kết gia hạn Phụ lục hợp đồng cần dựa trên yếu tố tự nguyện

Tóm lại, việc gia hạn hợp đồng sau khi hợp đồng đã giao kết hết hạn là điều không thể. Chỉ có thể gia hạn hợp đồng tiếp ở phụ lục gia hạn hợp đồng khi hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Đồng thời việc ký kết gia hạn hợp đồng còn phải phụ thuộc vào các bên liên quan nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.Trên đây, NewCA đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về thế nào là phụ lục gia hạn hợp đồng và một số quy định mà bạn đọc cần phải lưu ý để tránh vi phạm pháp luật. 

Trân trọng cảm ơn! 

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON