Phụ cấp lương là gì? Có những loại phụ cấp lương nào trong doanh nghiệp?

Phụ cấp lương là gì? Có những loại phụ cấp lương nào trong doanh nghiệp?

Hiện nay, bên cạnh mức lương cơ bản được nhận hàng tháng thì phụ cấp lương cũng là vấn đề đang được quan tâm bởi người lao động và các doanh nghiệp. Vậy phụ cấp lương là gì? Trong doanh nghiệp có những loại phụ cấp lương nào?

Đây đều là những khoản quan trọng mà người lao động nên biết để có thể đảm bảo cho lợi ích của mình. Trong bài viết dưới đây, NewCA sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này.

Phụ cấp lương được hiểu là gì?

Phụ cấp là một khoản tiền mà người lao động được người sử dụng lao động chi trả dựa vào các thỏa thuận trước đó hoặc phụ cấp mà người lao động được hưởng theo chế độ cơ quan nhà nước.

Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền mà người sử dụng lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền bù đắp cho người lao động khi làm các công việc mang tính chất phức tạp hoặc điều kiện sinh hoạt, điều kiện lao động khó khăn.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Các khoản phụ cấp lương cho người lao động nhằm mục đích gì?

  • Bù đắp thêm cho người lao động khi phải làm việc trong điều kiện có các yếu tố nặng nhọc hoặc độc hại có khả năng gây nguy hiểm hoặc có yếu tố đặc biệt nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm.
  • Bù đắp cho người lao động khi công việc mang tính chất phức tạp, ví dụ như các công việc đòi hỏi thời gian đào tạo hoặc trình độ chuyên môn cao.
  • Bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh, điều kiện kinh tế khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nơi ở, thường xuyên phải thay đổi nơi làm việc,..
  • Bù đắp thêm phụ cấp nhằm thu hút và khuyến khích người lao động đến làm việc ở các vùng kinh tế mới, các công việc kém hấp dẫn, cung ứng thị trường lao động còn thấp hoặc nhằm khuyến khích người lao động làm việc tăng năng suất, nâng cao chất lượng công việc. 
Các khoản phụ cấp lương cho người lao động nhằm mục đích gì?
Các khoản phụ cấp lương cho người lao động nhằm mục đích gì?

Các loại phụ cấp lương trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, các loại phụ cấp lương được quy định cụ thể như sau:

1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc độc hại hoặc nguy hiểm cho người lao động

Người lao động được hưởng phụ cấp nặng nhọc độc hại, nguy hiểm khi đang làm việc trong môi trường có điều kiện lao động nặng nhọc, ngành nghề có tính chất độc hại, nguy hiểm..

Hoặc các ngành nghề mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định là đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm hoặc khi người lao động trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây bệnh truyền nhiễm.

Doanh nghiệp cần phải xác định mức phụ cấp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động: Đối với ngành nghề có tính chất công việc nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm sẽ được hưởng mức phụ cấp từ 5% – 10%;

Đối với các ngành nghề, công việc có tính chất đặc biệt nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm thì mức phụ cấp từ 7% – 15%.

2. Phụ cấp trách nhiệm

Người lao động được quyền hưởng phụ cấp trách nhiệm khi đang làm công việc thuộc chức danh quản lý hoặc làm công việc cần phải chịu trách nhiệm cao.

  • Các công việc thuộc chức danh quản lý bao gồm: Đốc công, trưởng phòng, trưởng ca, tổ trưởng, đội trưởng, phó trưởng ca hoặc các chức danh tương tự
  • Các công việc cần chịu trách nhiệm cao bao gồm: thủ quỹ, kiểm ngân hoặc các chức danh tương tự

Hiện nay, mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất không quá 10% mức lương chính của công việc hoặc chức danh trong bảng lương. 

3. Phụ cấp thu hút

Người lao động sẽ được hưởng phụ cấp thu hút khi họ làm việc tại các vùng có kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, điều kiện chỗ ở được pháp luật quy định.

Mức độ phụ cấp thu hút đối với người lao động không quá 35% so với mức lương của công việc hoặc chức danh được quy định tại thang bảng lương.

4. Phụ cấp lưu động

Người lao động sẽ được hưởng phụ cấp lưu động khi đang làm công việc có tính chất thường xuyên phải thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở ví dụ như: nghề tu sửa đường bộ và đường sắt.

Bên cạnh đó, phụ cấp lưu động còn được áp dụng đối với người lao động đang làm công việc có tính chất thường xuyên phải thay đổi địa điểm nơi làm việc và nơi ở ví dụ như: khảo sát xây dựng chuyên ngành hoặc duy tu đường bộ, đường sắt.

Mức hưởng phụ cấp lưu động không quá 10% so với mức lương của công việc hoặc chức danh được quy định tại bảng lương.

5. Phụ cấp chức vụ, chức danh

Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp chức vụ chức danh khi đang giữ các chức vụ quan trọng và cần đáp ứng được năng lực cũng như tính chịu trách nhiệm cao, ví dụ như: Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng.

Mức phụ cấp chức vụ, chức danh không quá 15% so với mức lương chuyên môn hoặc nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương.

6. Phụ cấp khu vực

Người lao động được hưởng phụ cấp khu vực khi làm việc tại những vùng được hưởng phụ cấp khu vực. Các vùng đó nằm trong Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực được pháp luật quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

Mức phụ cấp khu vực sẽ do doanh nghiệp quyết định hoặc do các bên thỏa thuận.

image4

Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp khác, ví dụ như: tiền thưởng tháng 13, tiền thưởng sáng kiến, phụ cấp tiền ăn; phụ cấp tiền điện thoại, hỗ trợ phí đi lại, hỗ trợ xăng xe, tiền nhà ở, hỗ trợ nuôi con nhỏ và một số khoản phụ cấp khác được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Tóm lược nội dung

Phụ cấp lương được hiểu là gì?

Phụ cấp lương là khoản tiền được trả thêm cho nhân viên ngoài lương cơ bản để bù đắp cho các chi phí hoặc khó khăn mà họ phải đối mặt khi làm việc.

Các loại phụ cấp lương trong doanh nghiệp

1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc độc hại hoặc nguy hiểm cho người lao động
2. Phụ cấp trách nhiệm
3. Phụ cấp thu hút
4. Phụ cấp lưu động
5. Phụ cấp chức vụ, chức danh
6. Phụ cấp khu vực

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề phụ cấp lương. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích, qua đó có thể giúp bạn đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!

 CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON