5 thông tin về phòng đăng ký kinh doanh mà bạn cần biết

Thông tin về phòng đăng ký kinh doanh

Phòng đăng ký kinh doanh là cơ quan đăng ký kinh doanh có chức năng thực hiện thành lập và theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn. Vậy nên, có thể nói, bất kỳ doanh nghiệp nào thành lập đều cần thực hiện thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nắm rõ được các thông tin liên quan đến phòng đăng ký kinh doanh. Hãy cùng NewCA tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây!

Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc đơn vị nào?

Theo điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phòng đăng ký kinh doanh là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trực thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.

Tại đây cho phép tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.

Ngoài ra, phòng đăng ký kinh doanh sẽ có tài khoản và con dấu riêng

Thời gian làm việc của phòng đăng ký kinh doanh

Thời gian làm việc chung của phòng đăng ký kinh doanh được nhà nước quy định cụ thể:

  • Buổi sáng: Bắt đầu làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
  • Buổi chiều: Làm việc từ 13 giờ đến 17 giờ

Thời gian làm việc trên được áp dụng vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong ngày, không áp dụng cho các ngày thứ 7, chủ nhật hoặc các ngày lễ tết. Vậy nên, đối với những doanh nghiệp cần làm các thủ tục liên quan đến phòng đăng ký kinh doanh, cần lưu ý đến trong giờ hành chính từ thứ 2 – thứ 6.

hTq3mHVIjngSj5oC4CbCPbFjZWqnFapRn 28tYjVdmjDz2UDxW8lqzLHuvFVR5LHrengmFGXGJ7gGmbfsnXENCYdvoGt5U7vOo l5yxQBEJ5kq0Y9yom7rPjc8wzAwECCjo5 9C6c1TgZNCMSvpEU9emhH3ZCyk oYZrwUTC ADSGG8EH Z fCd4gVjYGg
Thời gian làm việc của phòng đăng ký kinh doanh

Trách nhiệm của phòng đăng ký kinh doanh

Đối với phòng đăng ký kinh doanh (ĐKKD) được dưới sự quản lý của Sở kế hoạch và đầu tư, việc quản lý và điều hành cần tuân theo quy định được đề ra. Phòng đăng ký kinh doanh có những trách nhiệm cần thực hiện để duy trì hoạt động của mình, cụ thể:

  • Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm đối với tính hợp lệ về mặt pháp lý của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Với những hồ sơ đúng quy định, phòng ĐKKD có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời gian quy định kể từ khi tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp.
  • Với những hồ sơ không đúng quy định, phòng ĐKKD có trách nhiệm từ chối, gửi thông báo bằng văn bản về việc sửa đổi, bổ sung cho chủ doanh nghiệp.
  • Phòng ĐKKD có trách nhiệm hướng dẫn dẫn doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp về các trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
  • Phối hợp xây dựng và quản lý, vận hành hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh doanh nghiệp.
  • Thực hiện cập nhật, chuẩn hóa các dữ liệu về đăng ký kinh doanh vào cơ sở dữ liệu chung quốc gia.

Quyền hạn của phòng đăng ký kinh doanh

Căn cứ theo điều 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phòng đăng ký kinh doanh có quyền hạn sau:

  • Phòng ĐKKD có quyền yêu cầu doanh nghiệp báo cáo hàng kỳ về việc tuân thủ các quy định của luật doanh nghiệp.
  • Với những thông tin, nội dung trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, phòng ĐKKD có quyền trực tiếp kiểm tra, giám sát, ngoài ra, phòng đăng ký kinh doanh còn có quyền đề nghị cơ quan, nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, kiểm tra về các nội dung liên quan.
  • Phòng đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Với những doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện có hành vi vi phạm dẫn đến việc thu hồi giấy đăng ký kinh doanh, phòng đăng ký kinh doanh có quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Có quyền kiểm tra và giám sát các cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc cấp huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về đăng ký cho hộ kinh doanh cá thể trong địa bàn khu vực.
Ugi8hexpM8gNOUDLvRhBH hEsWF9UarxKlXohPAtjROazQzzlZFgEjXBwCdF5b4bKTDe6E3b2uioZSuWqBsrX66k5cSEZkvlmm 47WpI2ObRFa5ADD64sMOjumv9z A5TbloaRSws4MNa2nrnzaWEnuzGVEDqyLzUNLCVzFj ChAbnJjCkuw5cb8HvKsig
Quyền hạn của phòng đăng ký kinh doanh

Các thủ tục hành chính tại phòng đăng ký kinh doanh

Các phòng đăng ký kinh doanh tại các tỉnh sẽ thực hiện chung các nhiệm vụ sau:

  • Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề đăng ký doanh nghiệp, trong đó bao gồm việc tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, xem xét và giải quyết hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp.
  • Với những hồ sơ đáp ứng đầy đủ quy định, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có sự thay đổi về tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, điều lệ, người đại diện pháp luật, … của doanh nghiệp có sự thay đổi so với ban đầu, chủ doanh nghiệp cần thực hiện việc thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh.

Tóm tắt bài viết

Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc đơn vị nào?

Theo điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phòng đăng ký kinh doanh là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trực thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.

Các thủ tục hành chính tại phòng đăng ký kinh doanh

– Thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề đăng ký doanh nghiệp, trong đó bao gồm việc tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, xem xét và giải quyết hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp.
– Với những hồ sơ đáp ứng đầy đủ quy định, tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
– Trong trường hợp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có sự thay đổi về tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, điều lệ, người đại diện pháp luật, … của doanh nghiệp có sự thay đổi so với ban đầu, chủ doanh nghiệp cần thực hiện việc thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh.

Trên đây là một số thông tin về phòng đăng ký kinh doanh mà NewCA muốn gửi đến bạn đọc. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với NewCA qua số hotline: 0936 208 068 để được giải đáp nhanh chóng nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON