Mức xử phạt không đóng BHXH dành cho doanh nghiệp

Mức xử phạt không đóng BHXH dành cho doanh nghiệp

Hiện nay vấn đề không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên đang là vấn đề xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp. Theo đó, quyền lợi của người lao động sẽ bị ảnh hưởng; vì vậy pháp luật nước ta cũng có những quy định cụ thể về mức phạt đối với trường hợp này. Hãy cùng NewCA tìm hiểu các mức xử phạt không đóng BHXH dành cho doanh nghiệp.

Định nghĩa về BHXH bắt buộc

Bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định theo khoản 1, Điều 3 luật BHXH năm 2014: 

  • “BHXH là sự bảo đảm thay thế và bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm, hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Theo định nghĩa, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. 

Chế độ của BHXH bắt buộc gồm những gì?

Theo điều 4, Luật BHXH 2014 quy định các chế độ trong BHXH bắt buộc bao gồm:

  1. Ốm đau
  2. Thai sản
  3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  4. Hưu trí
  5. Tử tuất

Đối tượng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc gồm?

Theo quy định Luật BHXH 2014 ở Điều 2 có quy định về đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc là người lao động, cụ thể bao gồm: 

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời gian, hoặc có xác định thời gian;
  • Người lao động làm việc theo hợp động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định từ 03 đến 12 tháng. Ngoài ra, trường hợp ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật cho người lao động dưới 15 tuổi cũng được tính vào đối tượng bắt buộc.
  • Người làm việc có hợp đồng lao động từ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Người quản lý của doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
  • Người lao động làm việc tại nước ngoài có hợp đồng lao động được quy định theo luật BHXH.
  • Đơn vị, tổ chức thuê, mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Theo đó, những người làm việc tại công ty có hợp đồng lao động thời hạn từ 01 tháng trở lên, thì công ty phải có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc hàng tháng cho nhân viên theo quy định của Pháp luật.

Mức phạt không đóng BHXH cho nhân viên

Khi doanh nghiệp không đóng BHXH cho nhân viên sẽ vi phạm quy định của Pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo Luật BHXH 2014 những hành vi vi phạm bao gồm:

  1. Trốn đóng BHXH bắt buộc và thất nghiệp;
  2. Chậm đóng BHXH và BHTN;

Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp không đóng BHXH cho nhân viên sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt sẽ tuỳ vào mức độ vi phạm mà sẽ phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

#1. Phạt không đóng BHXH cho nhân viên: phạt tiền

Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP, Khoản 5, Khoản 6, Điều 38 quy định về hành vi vi phạm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Mức phạt dành cho người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động cụ thể là:

  • Mức phạt tiền sẽ từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản về vi phạm hành chính. Mức phạt không quá 75 triệu đối với hành vi không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN khi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Đối với hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN thì mức phạt từ 50 triệu đến 75 triệu trong trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt không đóng BHXH cho nhân viên
Mức phạt không đóng BHXH cho nhân viên

#2. Mức phạt tiền trong trường hợp doanh nghiệp không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc 

Trường hợp đơn vị/doanh nghiệp có hành vi không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, theo Khoản 4, Điều 40, Nghị định 28/2020/NĐ-CP sẽ có mức phạt:

  • Kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, trong thời hạn 30 ngày đơn vị/doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu khi vi phạm đối với mỗi nhân viên.
  • Mức xử phạt tối đa không quá 75 triệu đồng.

#3. Trách nhiệm khắc phục đối với doanh nghiệp

Nếu có các hành vi vi phạm trên, ngoài phải đóng tiền xử phạt không đóng BHXH cho nhân viên còn phải thực hiện:

  • Nộp lại số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng lúc vi phạm.
  • Nộp thêm tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất của quỹ BHXH bình quân của năm trước, tính trên số tiền, thời gian mà đơn vị đã chậm đóng, không đóng, hoặc trốn đóng.

Qua đó, việc doanh nghiệp phải đóng BHXH cho nhân viên là điều bắt buộc cần làm. Nếu có các hành vi không đóng, hoặc trốn đóng sẽ có các mức độ xử phạt gắt gao khi bị phát hiện. Nếu doanh nghiệp vẫn cố tình thực hiện, cơ quan BHXH có thẩm quyền sẽ dùng các hình thức cưỡng chế.

Cụ thể, số tiền của người sử dụng lao động phải nộp theo quy định xử phạt không đóng BHXH, chậm đóng, trốn đóng; và lãi của số tiền này; theo yêu cầu của người có thẩm quyền, tổ chức tín dụng, ngân hàng, kho bạc nhà nước sẽ được đưa vào tài khoản của cơ quan BHXH.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON