Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?

Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?

Vấn đề nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội luôn được người lao động quan tâm. Bài viết hôm nay, NewCa sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội nhé!

Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?

Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu ngày theo quy định, theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT như sau:

Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.

Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT như sau:

Phần Chẩn đoán và phương pháp điều trị

c) Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

Theo quy định, thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, nhưng sẽ có giới hạn tối đa như sau:

  • Đối với trường hợp điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia, thời hạn là 180 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm.
  • Đối với các trường hợp khác, thời hạn là 30 ngày/lần cấp giấy nghỉ ốm.

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được cấp nhằm mục đích gì và phần thông tin người bệnh ghi như thế nào?

Theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT thì giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được cấp nhằm Xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.

Thông tin về người bệnh được điền như sau:

Dòng đầu tiên: Họ và tên đầy đủ, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (viết hoa). Nếu chỉ biết năm sinh thì chỉ cần ghi năm sinh;

Dòng thứ hai:

  • Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số bảo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
  • Số thẻ bảo hiểm y tế: Ghi đầy đủ mã số, bao gồm cả phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, với phần chữ viết hoa (Chỉ áp dụng cho đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).

Dòng thứ ba: Ghi rõ giới tính của người bệnh.

Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin được cung cấp bởi người đến khám bệnh: Trong trường hợp con ốm, ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp.

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay?

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong quá trình lao động của bạn. 

Tìm hiểu ngay về phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử của NewCA để tối ưu hiệu quả quản lý cho Doanh nghiệp của bạn.

———————–

📍 NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỐ NEWCA

🌐 https://newca.vn/

📧 [email protected]

☎️ Tổng đài CSKH: 1900 2066

📞 Hotline: 0936.208.068

#newca

Nef Digital SEOON