Nghị định 130 chữ ký số và những điều luật đáng chú ý

Nghị định 130 chữ ký số và những điều luật đáng chú ý

Trong thời đại công nghiệp 4.0 lên ngôi như hiện nay, chữ ký số ngày càng trở nên phổ biến hơn và được sử dụng thay cho chữ ký thường trên các thiết bị điện tử số, các văn bản số. Các tài liệu áp dụng chữ ký số thường mang tính pháp lý, được dùng để kê khai; nộp thuế qua mạng; khai hải quan điện tử và một số giao dịch khác.

Vậy nên, để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng chữ ký số, chính phủ đã thông qua Nghị định 130 chữ ký số – quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về chữ ký số và những quy định nổi bật trong nghị định 130 chữ ký số giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng và hạn chế các rủi ro không đáng có. 

Điều 4 – Dịch vụ chứng thực chữ ký số

Dịch vụ chứng thực chữ ký số là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu. Điều khoản này nằm trong nghị định 130 chữ ký số quy định dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:

1. Tạo cặp khóa hoặc hỗ trợ tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao.

2. Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao.

3. Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số.

4. Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số trên thông điệp dữ liệu.

Điều 5 – Nội dung của chứng thư số

Chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan. Theo yêu cầu tại nghị định 130 chữ ký số, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:

  1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  2. Tên của thuê bao.
  3. Số hiệu chứng thư số.
  4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
  5. Khóa công khai của thuê bao.
  6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
  8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  9. Thuật toán mật mã.
  10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 8 – Giá trị pháp lý của chữ ký số

Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định tại Nghị định 130 chữ ký số như sau:

1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130 chữ ký số.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại nghị định 130 chữ ký số này .

3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định 130 chữ ký số có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

Điều 20 – Điều kiện cấp chứng thư số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Nghị định 130 chữ ký số quy định các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần đáp ứng các điều kiện:

  1. Có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đang còn hiệu lực.
  2. Hệ thống kỹ thuật thực tế đảm bảo theo đúng hồ sơ cấp phép.
  3. Khóa công khai trên chứng thư số sẽ được cấp là duy nhất và cùng cặp với khóa bí mật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đề nghị cấp chứng thư số.

Điều 32 – Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đối với thuê bao  

Nghị định 130 chữ ký số
Điều 32 – Nghị định 130 chữ ký số

1. Đảm bảo việc sử dụng dịch vụ của thuê bao là liên tục, không bị gián đoạn trong suốt thời gian hiệu lực của chứng thư số và việc kiểm tra trạng thái chứng thư số của thuê bao là liên tục.

2. Giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù xảy ra cho thuê bao và người nhận trong trường hợp lỗi được xác định của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

3. Đảm bảo an toàn thông tin riêng, thông tin cá nhân và thiết bị lưu trữ chứng thư số cho thuê bao theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin và pháp luật khác có liên quan.

4. Tiếp nhận thông tin:

Đảm bảo kênh tiếp nhận thông tin hoạt động 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần từ thuê bao liên quan đến việc sử dụng chứng thư số.

5. Liên quan đến hoạt động quản lý khóa:

a) Thông báo ngay cho thuê bao, đồng thời áp dụng những biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời trong trường hợp phát hiện thấy dấu hiệu khóa bí mật của thuê bao đã bị lộ, không còn toàn vẹn hoặc bất cứ sự sai sót nào khác có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của thuê bao;

b) Khuyến cáo cho thuê bao việc thay đổi cặp khóa khi cần thiết nhằm đảm bảo tính tin cậy và an toàn cao nhất cho cặp khóa.

6. Trong trường hợp phải tạm dừng cấp chứng thư số mới:

Trong thời gian tạm dừng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có trách nhiệm duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến chứng thư số đã cấp.

Các quy định trong Nghị định 130 chữ ký số
Các quy định trong Nghị định 130 chữ ký số

7. Khi bị thu hồi giấy phép, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải thông báo ngay cho thuê bao về việc ngừng cung cấp dịch vụ của mình và thông tin về tổ chức tiếp nhận cơ sở dữ liệu của mình để đảm bảo quyền lợi sử dụng dịch vụ của thuê bao.

8. Xây dựng hợp đồng mẫu với thuê bao trong đó bao gồm các nội dung:

a) Phạm vi, giới hạn sử dụng, mức độ bảo mật, chi phí liên quan đến việc cấp và sử dụng chứng thư số và những thông tin khác có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của thuê bao;

b) Yêu cầu đảm bảo sự an toàn trong lưu trữ và sử dụng khóa bí mật;

c) Thủ tục khiếu nại và giải quyết tranh chấp.

9. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý theo quy định của pháp luật về thương mại.

Trên đây là 5 điều luật nổi bật trong Nghị định 130 chữ ký số mà doanh nghiệp cần nắm rõ trong các giao dịch giấy tờ liên quan.

NewCA và thông tin liên hệ

NewCA tự tin hào là đơn vị phân phối hàng loạt chữ ký số của các thương hiệu nổi tiếng như: FastCA, VNPT Smart CA, Easy CA,…cùng với hơn 300.000 khách hàng sử dụng và nhiều đại lý trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết thực hiện cung cấp chữ ký số tuân thủ theo nghị định 130 chữ ký số; nhằm đưa đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.

Các câu hỏi thường gặp

Nghị định 130 chữ ký số áp dụng cho đối tượng nào?

Nghị định 130 chữ ký số áp dụng cho cơ quan, tổ chức quản lý, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử.

Nghị định 130 chữ ký số áp dụng từ ngày nào?

Nghị định 130 chữ ký số này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành 05/3/2020

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON