Những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

Những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

Việc tự do kinh doanh là quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên mỗi người thường “mặc định” việc có giấy đăng ký kinh doanh là điều kiện bắt buộc do pháp luật quy định. Thực tế không phải cứ buôn bán, kinh doanh là cần phải có giấy đăng ký kinh doanh. Hãy cùng NewCA tìm hiểu về các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh là những ngành, nghề nào?

Những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì cá nhân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trước khi kinh doanh thì cá nhân, doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền về ngành nghề kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh.

Những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh
Những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Đối tượng không cần đăng ký kinh doanh

Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP năm 2021 quy định: 

“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương” 

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương” 

Theo quy định trên thì những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh bao gồm: 

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; 
  • Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
chmdJEizk3gUQJ DW7GAzGzOs 7s3Eqj8SNg2Nv EH3VqC5H9CFEdcSHoupEAVmtL4ldJJ91xXkXwHocKxpO2eJ4OUSx ogSXSpVWE 6HjS rEO MNcDKEV3ZnTfbkD kbDRtDJbrbftMiq sM6EcuKd8tJFqg6RhHbHwbho8hZyDMTgaTNoa9n24LeNqw

Lý do các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh?

Xét trên tương quan so sánh với các hình thức kinh doanh khác nhau, thì các hoạt động này dường như trở nên “lạc hậu” trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường cao như doanh nghiệp, tổ chức,… Nhưng vì số lượng người lao động thu nhập thấp ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều, do đó các hoạt động thương mại nhỏ này vẫn sẽ được họ duy trì để đáp ứng nhu cầu mưu sinh của mình. Và một phần cũng giữ được nét mộc mạc, giản dị của người dân. 

Tuy rằng không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, nhưng quá trình thực hiện kinh doanh các cá nhân kinh doanh vẫn có những tác động nhất định đến nền kinh tế và đời sống xã hội, do đó họ cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật và chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tại sao cần đăng ký kinh doanh? 

Khi hoạt động kinh doanh hay buôn bán bất cứ một loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào, thì người hoạt động kinh doanh sẽ cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cũng bởi việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Cụ thể, khi thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh thì chủ thể kinh doanh sẽ nhận được một số lợi ích như sau:

#1. Sự bảo đảm của nhà nước

Khi một chủ thể kinh doanh khi thực hiện ĐKKD tức là cơ sở kinh doanh của chủ thể đó sẽ tồn tại dưới dạng một tổ chức và được thành lập, hoạt động một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Cũng tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, quyền lợi của chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.

#2. Chiếm được lòng tin của khách hàng

Việc được CQNN có thẩm quyền thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty và hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp theo quy định sẽ là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó đối với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mại nào của cơ sở kinh doanh đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước CQNN và chịu trách nhiệm với khách hàng, điều đó sẽ giúp tạo được lòng tin của khách hàng đối với cơ sở kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh hợp pháp. 

#3. Tạo lòng tin đối với nhà đầu tư

Các chủ thể kinh doanh trong hoạt động kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Để làm được điều đó các chủ thể kinh doanh cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư là những đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, các công ty cũng như doanh nghiệp hướng đến để tăng nguồn vốn của doanh nghiệp mình. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư quan tâm đến cơ sở kinh

#4. Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt

Việc các cơ cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp tiến hành việc đăng ký kinh doanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đó đang hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó sẽ tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện kiểm tra giấy phép kinh doanh

8VnnssW9h 8V44MJTrVDh3p8Ww5eqL30oImQ5xRWYh aZgxsMHfUrISNf DnsCWM9qFpezYR11veS ilQCex8
Tại sao cần đăng ký kinh doanh?

Tóm tát bài viết

Ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh bao gồm?

1. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; 
2. Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Lý do các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh?

Xét trên tương quan so sánh với các hình thức kinh doanh khác nhau, thì các hoạt động này dường như trở nên “lạc hậu” trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường cao như doanh nghiệp, tổ chức,… Nhưng vì số lượng người lao động thu nhập thấp ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều, do đó các hoạt động thương mại nhỏ này vẫn sẽ được họ duy trì để đáp ứng nhu cầu mưu sinh của mình.

Trên đây là những quy định của pháp luật về những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với NewCA để biết thêm thông tin về các vấn đề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Công Ty Cổ Phần NewCA

Nef Digital SEOON