Luật Kế toán 2024 quy định về báo cáo tài chính như thế nào?

quy định về báo cáo tài chính

Trong năm 2024, quy định cụ thể về việc báo cáo tài chính là như thế nào? Luật kế toán 2024 quy định về báo cáo tài chính ra sao? Cùng NewCA tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Luật Kế toán 2024 quy định về báo cáo tài chính của đơn vị kế toán như thế nào?

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có Luật Kế toán 2024, nên báo cáo tài chính của đơn vị kế toán trong năm 2024 vẫn được thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán 2015.

Báo cáo tài chính
Trong năm 2024, quy định cụ thể về việc báo cáo tài chính là như thế nào? 

Tại Điều 29 Luật Kế toán 2015 có quy định về báo cáo tài chính của đơn vị kế toán, cụ thể như sau:

1 – Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:

– Báo cáo tình hình tài chính;

– Báo cáo kết quả hoạt động;

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

– Thuyết minh báo cáo tài chính;

– Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

2 – Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:

– Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

– Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

– Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

– Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

3 – Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

4 – Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 2024

– Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của đơn vị.

– Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

– Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

– Các khoản mục doanh thu, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

– Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa TCVM và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Báo cáo tình hình tài chính, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

Nội dung công khai báo cáo tài chính năm 2024 như thế nào?

Về nội dung công khai báo cáo tài chính năm 2024 thì tại Điều 31 Luật Kế toán 2015 quy định rõ:

– Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định Luật Ngân sách nhà nước 2015.

– Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.

– Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.

– Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:

+ Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

+ Kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Trích lập và sử dụng các quỹ;

+ Thu nhập của người lao động;

+ Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

– Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.

3 thông tin quan trọng về kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp
Quy định cụ thể về việc báo cáo tài chính 2024

Thời hạn nộp báo cáo tài chính 2024

Báo cáo tài chính năm: Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập (bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Báo cáo tài chính giữa niên độ: Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.

Nef Digital SEOON