Hướng dẫn thi hành bộ luật bảo hiểm xã hội năm 2023 

Hướng dẫn thi hành bộ luật bảo hiểm xã hội năm 2022 

Luật bảo hiểm xã hội năm 2022 đã cập nhật các quy định, quyền lợi và chính sách để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia. Vậy luật lệ và chế độ bảo hiểm xã hội 2022 đã đổi mới và được thi hành như thế nào? Hãy cùng NewCA tìm hiểu chi tiết về chủ đề này qua bài viết sau đây nhé!

Luật bảo hiểm xã hội là gì?

Luật bảo hiểm xã hội 2022 là bộ luật mới nhất có nhiều thay đổi về chính sách và bổ sung một số quy định mới so với năm 2014 nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động.

Phạm vi điều chỉnh theo quy định mới tại điều 1 luật số 77/2006/QH11 quy định về nội dung bảo hiểm xã hội như sau: Các chế độ, chính sách của bảo hiểm xã hội, quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan bảo hiểm lao động. Người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội dựa theo thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội.

Luật bảo hiểm xã hội năm 2022 là gì?
Luật bảo hiểm xã hội năm 2022 là gì?

Bộ luật bảo hiểm xã hội năm 2022 đã thay đổi những gì?

Luật bảo hiểm xã hội năm 2022 đã có những điều chỉnh và thay đổi đáng chú ý như sau:

Điều chỉnh chế độ lương hưu

  • Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở kên sẽ có quyền tham gia bảo hiểm xã hội.
  • Người lao động là người nước ngoài nhưng sinh sống và làm việc ở Việt Nam được cấp phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề của cơ quan có thẩm quyền và có đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bộ luật bảo hiểm xã hội năm 2022 đã thay đổi những gì?
Bộ luật bảo hiểm xã hội năm 2022 đã thay đổi những gì?

Thay đổi mức đóng tham gia bảo hiểm xã hội 

Dựa theo quyết định của luật bảo hiểm xã hội mới nhất quy định mức đóng tham gia bảo hiểm xã hội tăng lên 6%:

  • Đối với vùng thu nhỏ mức tối thiểu: Người lao động phải đóng cao hơn vùng mức lương tối thiểu đang sinh sống. Nếu người lao động được qua đào tạo thì vùng mức đóng tối thiểu phải cao hơn vùng mức lương tối thiểu là 7%.
  • Mức lương tối thiểu của vùng được tăng lên do đó mức đóng tham gia bảo hiểm xã hội cũng tăng lên theo nghị định 157/2018/NĐ-CP.
  • Đối với mức lương đóng tối đa: Căn cứ theo quy định của bộ luật về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, công thức được tính như sau: Mức lương + phụ cấp lương + phụ cấp bổ sung. Trong trường hợp tiền lương đóng cao bằng 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương đóng bảo hiểm hàng tháng cao bằng 20 lần mức lương cơ sở. Tính tới thời điểm hiện nay, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/ tháng nên mức lương đóng bảo hiểm cao nhất là 32.000.000/ tháng.

Gia tăng trợ cấp bảo hiểm xã hội

Theo nghị định 38/2019/NĐ-CP của chính phủ về luật bảo hiểm xã hội với mức lương cơ sở 2022 tăng lên 1.600.000 đồng/tháng. Do đó, từng loại mức trợ cấp sẽ được thay đổi:

  • Trợ cấp chế độ thai sản: Từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp thai sản tăng gấp 2 lần mức lương cơ sở. Có nghĩa là bằng 2 x 1.600.000 = 3.200.000 đồng/ tháng.
  • Trợ cấp hồi phục sức khỏe thai sản: Từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp hồi phục sức khỏe thai sản được tính 30% x 1.600.000 = 480.000 đồng/ ngày.
  • Trợ cấp 1 lần do tai nạn, suy giảm khả năng lao động 5 – 30%: Từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp 1 lần do tai nạn suy giảm 5% sẽ bằng 5 x 1.600.000 = 8.000.000 đồng. Trong trường hợp mức suy giảm cao hơn, cứ tăng 1% sẽ được hưởng thêm 800.000 đồng.
  • Trợ cấp tai nạn, suy giảm khả năng lao động trên 31%: Từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp do tai nạn suy giảm trên 30% sẽ bằng 30% x 1.600.000 = 480.000 đồng. Trong trường hợp mức suy giảm cao hơn, cứ tăng 1% sẽ được hưởng thêm 33.000 đồng.
  • Trợ cấp mai táng: Từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp mai táng bằng 10 x 1.600.000 = 16.000.000 đồng.
  • Trợ cấp tử tuất hàng tháng: Từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp tử tuất sẽ bằng 50% x 1.600.000 = 800.000 đồng/ tháng. Trong trường hợp thân nhân không có người chăm sóc trực tiếp thì mức hưởng lên đến 70%, tức 1.120.000 đồng/ tháng.

Bổ sung thêm chế độ bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội tự nguyện bổ sung thêm chế độ bảo hiểm hưu trí. Với chế độ này, quỹ bảo hiểm được tạo nên từ đóng góp của người lao động dưới hình thức tiết kiệm. Nhằm khuyến khích người lao động có thu nhập cao tham gia bảo hiểm xã hội để đến tuổi nghỉ hưu sẽ có mức hưởng lương hưu trí hàng tháng.

Dựa theo nghị định 153/2018/NĐ-CP của chính phủ quy định người lao động là phụ nữ sẽ hưởng lương hưu từ năm 2018 – 2022 có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ 20 – 29 năm sẽ được điều chỉnh mức lương hưu.

Ngoài ra, thay đổi cả cách tính trợ cấp ốm đau một ngày bằng tính trợ cấp ốm đau một tháng chia cho 24 ngày làm việc thay cho 26 ngày làm việc như trước đây.

Tóm tắt bài viết

Luật bảo hiểm xã hội là gì?

Luật bảo hiểm xã hội 2022 là bộ luật mới nhất có nhiều thay đổi về chính sách và bổ sung một số quy định mới so với năm 2014 nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động.

Bộ luật bảo hiểm xã hội năm 2022 đã thay đổi những gì?

1. Điều chỉnh chế độ lương hưu
2. Thay đổi mức đóng tham gia bảo hiểm xã hội
3. Gia tăng trợ cấp bảo hiểm xã hội
4. Bổ sung thêm chế độ bảo hiểm xã hội

Qua bài viết trên, NewCA đã phân tích rõ những sự thay đổi của bộ luật bảo hiểm xã hội 2022 để người lao động tham khảo. Hãy tham gia bảo hiểm xã hội để bảo vệ bản thân cũng như là gia đình theo đúng pháp luật nhé!

Xin trân trọng cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON