Hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược chi tiết, hiệu quả

lập kế hoạch chiến lược

Lập kế hoạch chiến lược là quá trình vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đi tới thành công. Nó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó đồng thời giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng quản lý, tăng hiệu quả và tăng lợi nhuận. Vậy lập kế hoạch chiến lược gồm những bước cụ thể nào? Hãy cùng NewCA giải đáp trong bài viết sau đây.

Khái niệm về lập kế hoạch chiến lược

Lập kế hoạch chiến lược được nhận định là một quá trình phát triển và phân tích các yếu tố như: sứ mệnh, các mục tiêu chung của tổ chức, các chiến lượng mang tính tổng quát cũng như phân bổ nguồn lực. Cụ thể, chiến lược chính là một loạt các hoạt động được vạch ra với mục đích đạt đến mục tiêu chung dài hạn. Thời hạn của mỗi chiến lược có thể linh hoạt, tùy ý, có thể hai, ba hoặc thậm chí năm năm, sáu năm.  

Nói cách khác, thời hạn sẽ được quyết định tùy thuộc vào mức độ cam kết của tổ chức về nguồn lực của mình trong tương lai sắp tới. Những mục tiêu sẽ thường tập trung vào các thay đổi mong muốn cũng như chính là cái đích cuối cùng mà cả tổ chức đang cố gắng đạt được. 

Trước đây, thông thường mỗi lần lập kế hoạch chiến lược sẽ diễn ra một năm một lần. Tuy nhiên, các công ty hiện nay đã không còn theo phương pháp này nữa mà chuyển sang hệ thống liên tục lập kế hoạch chiến lược, cho phép cả công ty, tập chứng nhanh chóng ứng phó với môi trường, điều kiện luôn thay đổi. 

lập kế hoạch chiến lược
lập kế hoạch chiến lược

05 bước lập kế hoạch chiến lược

#1. Xác định vị trí của chiến lược

Điều không thể thiếu trong tiến trình lập kế hoạch chiến lược đó là doanh nghiệp cần nhận định rõ bản thân đang đứng ở đâu, đứng tại vị trí nào trên thương trường để từ đó xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến cũng như cách thực hiện hóa điều đó. Những nhà lãnh đạo cấp cao cần tổ chức các buổi họp nhằm nắm bắt tình hình hiện tại và làm một cuộc khảo sát đủ lớn để kiểm tra nhu cầu khách hàng. 

Tiếp đến, thu thập tất cả các dữ liệu liên quan tới ngành, thị trường để có cái nhìn toàn diện nhất. Việc phân tích dữ liệu nên sử dụng mô hình SWOT hoặc PEST để hệ thống hóa mọi thông tin theo các nhóm cụ thể.

#2. Xác định mục tiêu cần ưu tiên

Sau khi đã nắm rõ được doanh nghiệp đang có vị trí nào trên thị trường thì tiếp theo cần xác định và vạch ra những mục tiêu nhỏ hơn để đạt được mục tiêu lớn. Lưu ý mỗi mục tiêu nhỏ đều cần phải phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn của cả doanh nghiệp. Hãy tiến hành đặt ra càng nhiều mục tiêu nhỏ càng tốt, nhưng sau đó doanh nghiệp nên xem xét và lựa chọn ra những mục tiêu quan trọng nhất và có sức ảnh hưởng để ưu tiên việc thực hiện.

#3. Xây dựng kế hoạch 

Đây được đánh giá là bước quan trọng nhất của quá trình lập kế hoạch chiến lược, nhiệm vụ chính của bước này đó chính là xây dựng các chiến thuật cụ thể và lập một bảng biểu thời gian hoàn chỉnh phục vụ cho việc theo dõi tiến độ cũng như mức độ hiệu quả của từng công việc.

Việc lập bản đồ chiến lược chắc chắn là công cụ tuyệt vời nhằm trực quan hóa toàn bộ kế hoạch của tổ chức. Một bản đồ chiến lược cần phải có những đầu mục sau:

  • 4 cột: tài chính, quy trình, con người và khách hàng
  • Liệt kê mục tiêu thuộc mỗi trụ cột bằng các hình khối (thường được sử dụng là hình tròn và hình chữ nhật). Các mục tiêu nên cụ thể nhưng không nên có số lượng quá nhiều, thường dưới 20 mục tiêu.
  • Mục tiêu của từng bộ phận khác sau sẽ được sắp xếp theo chiều dọc và đặc biệt được kết nối với nhau 
  • Chú thích mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các mục tiêu.
lập kế hoạch chiến lược
lập kế hoạch chiến lược

#4. Tiến hành triển khai kế hoạch  

Bước đầu tiên để khởi động cho bất cứ một kế hoạch nào cũng là họp mặt các thành phần quan trọng. Không chỉ vậy, công tác truyền thông trong nội bộ công ty cũng nên được áp dụng để phổ biến đến toàn bộ nhân viên mục tiêu chiến lược. Điều này sẽ giúp toàn thể công ty, doanh nghiệp đi theo một mục tiêu chung cụ thể. 

Trong suốt quá trình triển khai kế hoạch này, tiêu chí KPI nên được sử dụng xuyên suốt để đảm bảo nhân viên từ cấp trên xuống cấp dưới đều cần hiểu trách nhiệm của mình.

#5. Theo dõi, đánh giá toàn bộ chiến lược

Trên cơ sở từng quý nhất định, doanh nghiệp nên tổ chức các buổi họp đánh giá lại tình hình đạt KPI và phần trăm thực hiện của tất cả các bộ phận. Với những bộ phận hiện chưa hoàn thành và đạt được, cần xem xét lại cách triển khai công việc và nhanh chóng điều chỉnh, đưa ra giải pháp cải thiện những sai sót trong quá trình thực hiện. 

Trên cơ sở hàng năm thì doanh nghiệp nên đánh giá lại vị trí ưu tiên của các kế hoạch chiến lược để đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng, phù hợp với thị trường và xu thế.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết liên quan tới lập kế hoạch chiến lược đã được NewCA chia sẻ rất đầy đủ, chi tiết. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu về các sản phẩm chuyển đổi số thông minh, uy tín: hợp đồng điện tử, chữ ký số, phần mềm kế toán,… thì liên hệ ngay với NewCA để được chăm sóc, tư vấn.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON