Trình tự, thủ tục làm lại căn cước công dân như thế nào?

Trình tự, thủ tục làm lại căn cước công dân như thế nào?

Bạn bị mất căn cước công dân có thể đề nghị cơ quan Công an Thành phố, tỉnh có thẩm quyền cấp lại tại nơi mình đang cư trú. Vậy trình tự, thủ tục làm lại căn cước công dân được thực hiện như thế nào? Cùng NewCA tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Các trường hợp đổi hoặc cấp lại thẻ Căn cước công dân

Theo pháp luật, điều 23 Luật cấp Căn cước công dân 2014 được đổi trong các trường hợp sau đây:

  • Khi công dân đã đủ 25 tuổi hay đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Căn cước công dân đã bị hư hỏng và không thể sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin cá nhân như về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng cá nhân;
  • Xác định lại thông tin về giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD được cấp
  • Khi công dân có yêu cầu.

Ngoài ra, căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

  • Công dân bị mất căn cước công dân;
  • Hoặc công dân được trở lại về quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Trình tự, thủ tục làm lại căn cước công dân

Trình tự, thủ tục làm lại căn cước công dân được quy định tại khoản 1, Điều 24 Luật Căn cước công dân và Điều 4 đến Điều 10 Thông tư 60/2021/TT-BCA, các bước thực hiện việc làm lại cũng tương tự như thủ tục cấp mới căn cước công dân, như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin làm lại căn cước công dân

Người dân có nhu cầu làm lại căn cước công dân, cần phải điền đầy đủ thông tin vào mẫu Tờ khai căn cước công dân, sau đó nộp tại Cơ quan Công an Thành phố, tỉnh có thẩm quyền.

Bước 2: Cơ quan Công an tiếp nhận hồ sơ

Các bộ công an có thẩm quyền sẽ thu thập và cập nhật thông tin, tài liệu, kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân là ai? 

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân Việt Nam và cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin

Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ trực tiếp chụp ảnh, thu thập vân tay và về đặc điểm nhận dạng của người dân đến làm thủ tục và In Phiếu thu nhận thông tin, chuyển cho người dân kiểm tra thông tin cá nhân, ký tên, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra sẽ kiểm tra lại và ký tên, ghi rõ họ tên.

Bước 4: Nộp lệ phí căn cước công dân và nhận giấy hẹn trả căn cước công dân

Sau khi hoàn thành các bước trên như lấy thông tin, lấy dấu vân tay. Với trường hợp người dân làm lại căn cước công dân do bị mất sẽ phải thanh toán lệ phí là 70.000 VNĐ/ CCCD. Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân sẽ cấp giấy hẹn trả căn cước công dân sau khi đã nhận được phí thanh toán lệ phí.

Bước 5: Nhận căn cước công dân theo giấy hẹn

Trả căn cước công dân theo đúng thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn; trường hợp người dân có yêu cầu riêng về việc trả CCCD tại địa điểm khác, thì cơ quan quản lý sẽ trả thẻ theo yêu cầu điều đó cũng là người dân tự phải chi trả phí dịch vụ chuyển phát.

Thời hạn làm lại căn cước công dân là bao lâu?

Thời hạn làm lại căn cước công dân là bao lâu?
Thời hạn làm lại căn cước công dân là bao lâu?

Theo quy định, điều 25 Luật Căn cước công dân, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước công dân phải làm lại căn cước công dân khoảng thời gian như sau:

  • Tại thành phố, thị xã không được quá 15 ngày làm việc
  • Tại các huyện miền núi vùng cao xa xôi, biên giới, hải đảo không được quá 20 ngày làm việc
  • Tại các khu vực còn lại thì không quá 15 ngày làm việc

Theo lộ trình cải cách về thủ tục hành chính, thì Bộ Trưởng Bộ Công an tại nơi cư trú cũng có thể quy định rút ngắn thời hạn làm lại căn cước công dân sao cho phù hợp với từng tình hình của từng địa phương.

Các trường hợp miễn nộp lệ phí làm lại căn cước công dân

Đổi hay làm lại căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính; Đổi, làm lại căn cước công dân cho công dân là một trong các đối tượng sau:

  • Bố, mẹ, vợ, chồng hay con dưới 18 tuổi của các anh hùng liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
  • Công dân thường trú tại các xã ở biên giới Việt Nam;
  • Công dân thường trú tại các huyện đảo của Việt Nam;
  • Đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng cao, các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Công dân dưới 18 tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Từ những thông tin trên, rằng các bạn có thể hiểu thêm về trình tự cũng như thủ tục làm lại căng cước. Mong những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc làm lại căn cước công dân.

Công Ty Cổ Phần NewCA

Nef Digital SEOON