Ký hợp đồng điện tử và 3 thông tin quan trọng cần biết

Những thông tin cần biết khi ký hợp đồng điện tử năm 2022

Ký hợp đồng điện tử đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn thời gian cũng như chi phí trong việc trình ký, quản lý và giám sát hợp đồng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về tính pháp lý cũng như lợi ích mà chúng mang lại. Cùng NewCA nắm rõ những thông tin cần biết khi ký hợp đồng điện tử trong bài viết sau đây.

Pháp luật có công nhận việc ký hợp đồng điện tử hay không?

Theo điều 34 của Luật giao dịch điện tử năm 2005 đã quy định:
“Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện và trình bày dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Như vậy, có thể thấy rằng hợp đồng điện tử đều được ký kết theo đúng quy định của Pháp luật về giao dịch điện tử đồng thời có giá trị pháp lý giống như hợp đồng bằng văn bản. 

Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử cũng được sử dụng để làm chứng cứ khi một trong hai bên xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn hoặc không thực hiện đúng các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, khi ký hợp đồng điện tử phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây thì mới được coi là hợp lệ:

  • Nội dung trong hợp đồng cần phải giữ trọn vẹn, không có thông tin thay đổi, ngoại trừ các tình huống thay đổi các hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu của hợp đồng.
  • Nội dung có thể được xem, đọc bằng các phương pháp mã hóa hơn pháp mà các bên tham gia đã cùng chấp thuận.

Lợi ích của việc ký hợp đồng điện tử

Công nghệ phát triển cũng mở ra rất nhiều các phương thức làm việc mới đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị phải nhanh chóng cập nhật và thực hiện công cuộc chuyển đổi số một cách nhanh chóng, tạo ưu thế cạnh tranh nổi bật trên thị trường. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không theo kịp sự phát triển này sẽ tụt hậu và rất khó để có thể cạnh tranh với các đơn vị còn lại. 

Xem thêm: Hợp đồng điện tử CyberSign

Hợp đồng điện tử đã mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, chúng đem đến một phương thức làm việc nhanh chóng, hiện đại và chuyên nghiệp. 

Ký hợp đồng điện tử có những lợi ích nào?
Ký hợp đồng điện tử có những lợi ích nào?

Tiết kiệm thời gian

Doanh nghiệp dễ dàng ký hợp đồng điện tử nhanh chóng trên nhiều nền tảng hay hệ điều hành khác nhau như: laptop, điện thoại, máy tính bảng,… xóa đi khoảng cách về mặt thời gian lẫn không gian.

Tiết kiệm chi phí 

Việc ký hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn chi phí cho các buổi tổ chức ký kết, chi phí đi lại, lưu trữ hợp đồng hay chi phí in ấn,… 

Tích hợp đa dạng chữ ký số

Ký hợp đồng điện tử sở hữu các tính năng cổng ký tiện dụng, tích hợp với hầu hết các loại chữ ký số như: USB Token, chữ ký số từ xa, chữ ký số tập trung HSM, chữ ký điện tử bằng hình ảnh,… Mỗi chữ ký số đều được sử dụng cho nhiều điểm giao kết hợp đồng và thay thế cho việc ký tay, đóng dấu vô cùng rườm rà trước đây.

Tăng tính bảo mật cho hợp đồng

Hầu hết, Ký hợp đồng điện tử sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro liên quan đến mặt pháp lý của hợp đồng như: giả mạo chữ ký, chủ thể không đủ quyền hạn,… Đồng thời, hợp đồng cũng có tính bảo mật cao hơn.

Xem thêm: Hợp đồng điện tử NewCA 

Các nguyên tắc khi ký hợp đồng điện tử

Để đảm bảo tính thống nhất cũng như pháp lý thì bất kể hợp đồng điện tử nào được ký đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử dựa trên quy định tại Điều 35, Luật giao dịch điện tử năm 2005. 

#1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận về việc sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và tiến hành hợp đồng

Phương tiện điện tử chính là phương tiện hoạt động dựa trên những công nghệ điện, điện tử, từ tính, quang học, truyền dẫn không dây hoặc các công nghệ tương tự. Đồng thời, các phương tiện thường được dùng khi ký hợp đồng điện tử là laptop, ipad, điện thoại,…

Bên cạnh đó, các bên có thể thỏa thuận để sử dụng 1 hoặc nhiều phương tiện điện tử để tiến hành ký hợp đồng điện tử. Trong các tình huống không thỏa thuận về vấn đề này thì các bên có quyền tự do trong việc lựa chọn phương tiện điện tử để giao kết và không vi phạm hợp đồng.

#2. Tuân theo các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng

Ký hợp đồng điện tử sẽ phải tuân theo các quy định của Luật giao dịch điện tử được ban hành năm 2005 và pháp luật về hợp đồng. Theo đó, hợp đồng đó mới được công nhận và đảm bảo hoàn toàn về tính pháp lý.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì pháp luật Việt Nam sẽ quy định một số loại hợp đồng không thể áp dụng hợp đồng điện tử như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thừa kế, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn,…

#3. Khi ký hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về các yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện

Quyền thoả thuận khi ký hợp đồng điện tử
Quyền thoả thuận khi ký hợp đồng điện tử

Việc các bên có quyền thỏa thuận trong quá trình ký hợp đồng điện tử nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

Các bên tham gia vào việc ký hợp đồng điện tử có thể thỏa thuận:

  • Về yêu cầu kỹ thuật sẽ được thể hiện dưới dạng văn bản PDF, văn bản word hay thông điệp dữ liệu điện tử,…
  • Về chứng thực sẽ là chứng thực bằng chữ ký số, hình ảnh chữ ký điện tử hoặc thỏa thuận đơn vị chứng thực cung cấp các chứng thư số
  • Các điều kiện để bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn như: không tiết lộ ra bên ngoài giá trị hợp đồng, không tiết lộ giá cả được thỏa thuận, đảm bảo dữ liệu sẽ được bảo mật nhiều lớp,…

Tóm tắt nội dung

Pháp luật có công nhận việc ký hợp đồng điện tử hay không?

Theo điều 34 của Luật giao dịch điện tử năm 2005 đã quy định:
“Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện và trình bày dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Các nguyên tắc khi ký hợp đồng điện tử

#1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận về việc sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và tiến hành hợp đồng
#2. Tuân theo các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng
#3. Khi ký hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về các yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON