Không chốt sổ BHXH cho người lao động, doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?

Không chốt sổ BHXH cho người lao động

Nhiều trường hợp người lao động sau khi nghỉ việc thì không được phía doanh nghiệp chốt số BHXH gây nhiều khó khăn. Vậy nếu doanh nghiệp không chốt sổ BHXH cho người lao động sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Không chốt sổ BHXH cho người lao động doanh nghiệp sẽ bị phạt

Không chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động nghỉ việc hoặc có yêu cầu chốt sổ để phục vụ cho việc làm hồ sơ giấy tờ hưởng các chế độ BHXH khác doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định.

Mức phạt khi không chốt sổ BHXH cho người lao động như thế nào? Căn cứ theo Mục d, Khoản 4, Điều 40, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 01/3/2020 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định tại Khoản 5, Điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Bên cạnh đó, Pháp luật cũng quy định rõ tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 47, Bộ luật lao động 2012 và căn cứ vào Khoản 8, Điều 1, Nghị Định số 148/2018/NĐ-CP ban hành ngày 24/10/2018 thời gian giải quyết như sau:

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.

– Trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có thể kéo dài việc thanh toán nhưng không được quá 30 ngày.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Không chốt sổ BHXH cho người lao động
Doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu không chốt sổ BHXH cho người lao động.

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ BHXH?

Theo Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động tự ý nghỉ ngang sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hậu quả pháp lý mà hành vi này để lại chính là việc hợp đồng lao động bị chấm dứt, đồng thời người lao động còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động.

Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động đã quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt như sau:

 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo đó, chỉ cần hợp đồng lao động bị chấm dứt, không phân biệt là nghỉ việc đúng luật hay nghỉ ngang thì phía công ty đều phải thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại sổ đó cho người lao động.

Do đó, kể cả khi người lao động nghỉ ngang thì công ty vẫn phải thực hiện chốt sổ BHXH.

Trường hợp doanh nghiệp không chốt sổ BHXH thì người lao động nên làm gì?

Công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động phải làm gì?

Trong trường hợp công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau để thực hiện đòi lại quyền và lợi ích chính đáng của mình:

Cách 1. Tố cáo thẳng tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Cách 2. Thực hiện thủ tục khiếu nại.

Cách 3. Khởi kiện tại Tòa án.


Đọc thêm các bài viết:

Bảo hiểm xã hội VssID có thể thay thế sổ BHXH và thẻ BHYT giấy hay không?

Chi tiết 2 cách đóng BHXH tự nguyện online

Nef Digital SEOON