Khi nào cần đăng ký kinh doanh

Khi nào cần đăng ký giấy phép kinh doanh

Khi nào cần đăng ký kinh doanh là câu hỏi được đặt ra cho mỗi nhà kinh doanh khi muốn mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Đăng ký kinh doanh hoạt động bắt buộc phải thực hiện đối đối với việc bắt đầu kinh doanh của một cá nhân hay một tổ chức. Tuy nhiên, đối với những chủ thể có mong muốn bắt đầu kinh doanh vẫn còn những thắc mắc, băn khoăn như;

  • Đăng ký kinh doanh là gì?
  • Khi nào cần phải đăng ký kinh doanh?
  • ….

Để trả lời cho những câu hỏi thắc mắc đó, mời bạn đọc thông tin được chúng tôi cung cấp dưới đây.

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp; công nhận sự ra đời của một chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Kinh doanh cá thể.

Giấy phép kinh doanh là văn bản cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện nay. Khi cấp phép cho các đối tượng này, nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh và ràng buộc các nghĩa vụ về thuế. Như vậy, thủ tục đăng ký kinh doanh là hoạt động cần thiết và bắt buộc thực hiện để có thể hợp pháp hóa trong việc kinh doanh

Đối tượng nào cần đăng ký kinh doanh?

Khi nào cần đăng ký kinh doanh
Đây là thủ tục bắt buộc của nhà nước. Đăng ký kinh doanh khi nào?

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật.

Theo điều 7, luật thương mại năm 2015 có quy định

Hơn nữa, định nghĩa về thương nhân tại điều 6 luật thương mại 2015 cũng có quy định:

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Vậy, có thể nhìn thấy rằng việc đăng ký kinh doanh là việc làm bắt buộc được nhà nước quy định cho các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên khi tiến hành kinh doanh.

Từ đây có thể thấy rằng các chủ thể trên bắt buộc phải đăng ký hoạt động kinh doanh và các thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại các cơ quan có thẩm quyền trước khi bắt đầu việc kinh doanh của mình dưới hình thức hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế hay nói cách khác là thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ (cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ) được pháp luật quy định tại khoản 1, điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không cần phải thực hiện kinh doanh bao gồm những đối tượng sau: buôn bán rong, buôn bán vặt, quán quà vặt, buôn chuyến, thực hiện các dịch vụ khác như: Đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, cắt tóc,…Đối với những đối tượng trên thì không cần đăng ký kinh doanh.

Tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Việc thực hiện trình tự thủ tục cấp giấy phép kinh doanh là việc quan trọng; bởi sau khi có giấy phép kinh doanh thì bạn mới có thể bắt đầu việc kinh doanh và kiếm lợi nhuận từ việc kinh doanh. tùy theo mô hình kinh doanh của mỗi cá nhân lựa chọn thì thủ  tục cũng có sự khác nhau mà bàn cần chú ý để có thể thực hiện đúng.

Tiến hành đăng ký kinh doanh
Tiến hành đăng ký kinh doanh

Hình thức hộ gia đình, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê, mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ là người đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh ( không cần công chứng).
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp thành viên hộ gia đình là người đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên trong hộ gia đình đăng ký.
  •  Bản sao ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký.

Trình tự xin giấy phép kinh doanh hình thức hộ gia đình

  1. Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết.
  2. Bước 2: nộp hồ sơ tại cơ quan cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
  3. Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao biên bản nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Dịch vụ đăng ký kinh doanh của NewCA

Đăng ký kinh doanh là hoạt động quang trọng. Vì vậy các dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh trên thị trường xuất hiện nhằm giải quyết những khó khăn và hỗ trợ khách hàng trong hoạt động đăng ký kinh doanh. 

NewCA tự hào là đại lý phân phối các dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh đáng tin cậy. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và dày dặn kinh nghiệm, dịch vụ của NewCA tự tin giải quyết những vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh. Hãy để NewCA trở thành sự lựa chọn và là người bạn đồng hành của bạn.

Tóm tắt nội dung

Có bắt buộc đăng ký kinh doanh không?

Đăng ký kinh doanh là việc làm bắt buộc được nhà nước quy định cho các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên khi tiến hành kinh doanh.

Trình tự xin giấy phép kinh doanh hình thức hộ gia đình

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết.
Bước 2: nộp hồ sơ tại cơ quan cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao biên bản nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON