Những điều cần biết về hóa đơn điện tử theo thông tư 78

Những điều cần biết về hóa đơn điện tử theo thông tư 78

Thông tư 78 ra đời với mục đích đưa ra những quy định tại Luật quản lý thuế 2021 và nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trong đó, điều khoản về hóa đơn điện tử cũng được thể hiện trong Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Bài viết này NewCA sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hóa đơn điện tử theo thông tư 78!

Hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 được áp dụng trong trường hợp nào?

Thông tư 78/2021/TT-BTC áp dụng cho 2 trường hợp sau đây:

  • Hóa đơn điện tử có mã số của CQT. Người bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không nằm trong diện ngừng sử dụng hóa đơn theo quy định đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.
  • Hóa đơn điện tử không có mã số của CQT. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh ở lĩnh vực điện, xăng, dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính,…

Những điểm thay đổi mới về hóa đơn điện tử theo thông tư 78

Hóa đơn điện tử theo thông tư 78 do Bộ tài chính ban hành ngày 17/9/2021. Trong đó, một số mục nội dung điều khoản có sự thay đổi. 

Thời điểm lập hóa đơn điện tử?

Thời điểm lập hóa đơn điện tử theo thông tư 78
Thời điểm lập hóa đơn điện tử theo thông tư 78

Trong điều 6 của thông tư 78 có đưa ra thời điểm lập hoá đơn theo các trường hợp như sau:

  • Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, ngày lập hóa đơn tính định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên. Đồng thời phải có kèm theo bảng kê hoặc chứng từ có xác nhận của 2 bên. Hạn chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ.
  • Xét trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng số lượng lớn phát sinh thường xuyên. Khi đó, cần có thời gian để đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên liên quan. Thời điểm lập hóa đơn tính từ lúc hoàn thành đối soát dữ liệu. Thời gian chậm nhất không quá 10 ngày sau tháng phát sinh.

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử theo thông tư 78 cho phép quyền ủy nhiệm cho bên thứ 3. Tuy nhiên, hóa đơn ủy nhiệm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, MST, chứng thư số bên uỷ nhiệm và bên nhận ủy nhiệm
  • Mục đích ủy nhiệm
  • Thời hạn ủy nhiệm
  • Cách thức thanh toán

Xử lý hóa đơn có sai sót

Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và phải cấp lại mã của cơ quan thuế. Hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần điều chỉnh hoặc thay thế được thể hiện ở điều 19, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Người bán được lựa chọn để thông báo điều chỉnh cho một hoặc nhiều hóa đơn sai sót đến cơ quan thuế bất kỳ lúc nào. Thời hạn cho phép chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh. 

Trường hợp hóa đơn điện tử được lập khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo khoản 2, điều 9. Sau đó, xuất hiện phát sinh hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ. 

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót và được người bán xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế. (điểm b, khoản 2, điều 9). Tuy nhiên, sau đó vẫn phát hiện có sai sót. 

Trường hợp đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót.

Đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót, phải điều chỉnh tăng (+), điều chỉnh giảm (-).

Hướng dẫn các bước lập hóa đơn điện tử theo thông tư 78 

Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử qua cổng thông tin của Tổng cục Thuế. Sau đó, nhập đầy đủ thông tin vào Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA. Hóa đơn điện tử được lập theo định dạng tiêu chuẩn của Cơ quan thuế tại điều 12 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Dưới đây là hướng dẫn các bước lập hóa đơn điện tử theo thông tư 78:

  • Bước 1: Truy cập vào trang thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử.
  • Bước 2: Ký bằng chữ ký số
  • Bước 3: Gửi HĐĐT lên cơ quan thuế để được cấp mã. Trường hợp hóa đơn đạt điều kiện, Cơ quan thuế sẽ cấp một mã số. Mã số này sẽ tự động cập nhật lên phần mềm hóa đơn điện tử. Trường hợp hóa đơn chưa đạt yêu cầu, Cơ quan thuế sẽ trả về và không cấp mã.
  • Bước 4: Gửi cho phía người mua
Hướng dẫn các bước lập hóa đơn điện tử theo thông tư 78 
Hướng dẫn các bước lập hóa đơn điện tử theo thông tư 78 

Quy trình chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư số 78 

Quy trình chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư số 78 gồm các bước sau:

  • Bước 1: Xác định đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử thuộc diện có mã hay không có mã. Đối tượng có mã của Cơ quan thuế gồm DN, tổ chức, cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng ngừng sử dụng hóa đơn. Đối tượng không có mã gồm DN kinh doanh lĩnh vực điện, nước sạch, xăng, dầu, bưu chính,… 
  • Bước 2: Lập biểu mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT để gửi cho Cơ quan thuế đăng ký sử dụng HĐĐT.
  • Bước 3: Lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử uy tín
  • Bước 4: Hủy toàn bộ hóa đơn giấy và các mẫu hóa đơn cũ
  • Bước 5: Lập và xuất hóa đơn điện tử theo thông tư 78 cho khách hàng

Câu hỏi thường gặp

Mã của CQT trên hoá đơn điện tử theo thông tư 78 là gì?

Mã số của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử theo thông tư 78 bao gồm một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được mã hóa dựa trên thông tin của người bán.

Định dạng HĐĐT theo thông tư 78?

Hoá đơn điện tử theo thông tư 78 sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML theo Quyết định số 1450/QĐ- TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục Thuế

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về hóa đơn điện tử theo thông tư 78. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn hoàn thành tốt công việc của mình. Bạn hãy theo dõi những bài viết tiếp theo để có nhiều kiến thức bổ ích. 

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON