Những đối tượng nào buộc phải đăng ký kinh doanh?

Những đối tượng nào buộc phải đăng ký kinh doanh?

Một số chủ doanh nghiệp muốn lập nghiệp, nhưng lại phân vân không biết ngành, nghề mà mình kinh doanh có buộc đăng ký kinh doanh hay không? Tuy nhiên không phải mọi hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hãy cùng NewCA tìm hiểu xem những đối tượng nào buộc phải đăng ký kinh doanh.

Đối tượng nào buộc phải đăng ký kinh doanh?

Tùy vào từng trường hợp của các doanh nghiệp, thì còn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh và mức thu nhập cụ thể của doanh nghiệp để xác định chính xác vấn đề đăng ký kinh doanh. Trường hợp đối tượng nào buộc phải đăng ký kinh doanh hiện nay luật không có quy định cụ thể, do đó nếu như các doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh cố định nên tiến hành đăng ký kinh doanh. Còn lại đối với các hình thức kinh doanh sau đây thì không buộc phải đăng ký kinh doanh.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại 

Là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. 

Nu Z cVyOS0i5bFlT5szukndUtXFvaOIDs7ocLGHJe5EPX3cdoQlUJwrt c2VcuemgTwCagH5ISB0IzDgFw2ojk72Ly4WIM6JmmgQnTkawL MkUBmPPMou16MhlyQWspQNWQqkbxcYQzMPlqJ7E p8aOyizz4jh1oLei6L9S 8y8ayxNBfew
Cá nhân hoạt động th­ương mại 

Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

  • Buôn bán rong hay buôn bán dạo là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân nhỏ đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ và hầu như không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) và hầu như không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động 

Là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định. Ví dụ như các xe buôn bán hàng rong, các xe cá viên chiên,…

Mức phạt khi không có giấy phép đăng ký kinh doanh

Tuy rằng, việc đối tượng nào buộc phải đăng ký kinh doanh hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể. Nếu bạn không đăng ký kinh doanh, trong trường hợp cơ quan kiểm tra thì bạn phải chịu mức phạt khá cao. Căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
GzbiXOd9BgkVUZ1J mgRNhpppzzCc8vBIyfLZZs2QYGsWkgfpflZltT77pmvJZoGBi2VDJAMlhkHjzvV96tMU08nCPwElMBTzRIJ5a5ptebZz56jFCNUraGaCdNM39PX
Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy phép kinh doanh

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  • Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
  • Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
  1. Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  • Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định;
  • Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh khi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
  • Sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
  2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Dịch vụ đăng ký kinh doanh – NewCA

Để không bị xử phạt do chưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh mà các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục khá rắc rối, phức tạp hoặc các bạn không có đủ thời gian cho những việc này thì tại sao không sử đến dịch vụ đăng ký kinh doanh của NewCA chúng tôi.

  • Dịch vụ đăng ký kinh doanh nhanh chóng 
  • Dịch vụ hoạt động hợp pháp với giấy phép kinh doanh đầy đủ
  • Hỗ trợ hoàn tất thủ tục trong 24h
  • Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, nhiệt tình 24/7
  • Các dịch vụ doanh nghiệp tại NewCA có chất lượng vượt trội, hạn chế được lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.
  • Chi phí tất cả các dịch vụ ưu đãi, tiết kiệm tối ưu cho các doanh nghiệp.

Tóm tắt bài viết

Đối tượng nào buộc phải đăng ký kinh doanh?

Trường hợp đối tượng nào buộc phải đăng ký kinh doanh hiện nay luật không có quy định cụ thể, do đó nếu như các doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh cố định nên tiến hành đăng ký kinh doanh.

Đối tượng nào không buộc phải đăng ký kinh doanh?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:
– Cá nhân hoạt động thương mại
– Kinh doanh lưu động

Trên đây là một số thông tin quan trọng về đối tượng nào buộc phải đăng ký kinh doanh. Để quá trình đăng ký kinh doanh diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hợp pháp, doanh nghiệp nên lựa chọn dịch vụ đăng ký kinh doanh uy tín và chất lượng trên thị trường.

Công ty Cổ phần NewCA

Nef Digital SEOON