2 thông tin cần biết về doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội: 2 thông tin cần biết

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội lại là một tình trạng phổ biến mà nhiều người lao động gặp phải. 

Để góp phần bảo vệ lợi ích của người lao động, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hướng dẫn cách tra cứu thời hạn đóng bảo hiểm xã hội và những quy định pháp luật về việc đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Cách tra cứu thời hạn doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, người lao động cần chủ động nắm bắt, theo dõi tiến trình đóng bảo hiểm để nắm được chính xác thời hạn doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. 

Để làm được điều này, người lao động có thể thực hiện tra cứu bằng 2 cách: tra cứu tại Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội và tra cứu tại ứng dụng VssID.

Hướng dẫn tra cứu trên Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Để tra cứu trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện như sau:

Bước 1. Truy cập Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội và chọn tính năng tra cứu quá trình tham gia BHXH tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu.

Bước 2. Người thực hiện tra cứu cần điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn của hệ thống. Bao gồm:

  • Tỉnh thành (theo địa chỉ doanh nghiệp đóng BHXH).
  • Tên cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • Chọn khoảng thời gian cần tra cứu.
  • Họ tên.
  • Số CMND/CCCD.
  • Mã số BHXH.
  • Số điện thoại (cần nhập số điện thoại đã đăng ký với cơ quan BHXH).
  • Xác nhận mã Captcha và chọn Lấy mã tra cứu.

Bước 3. Sau khi nhận được mã OTP được gửi đến số điện thoại, người dùng sẽ nhập mã lên hệ thống và nhấn Tra cứu.

Lúc này, màn hình hệ thống sẽ trả về kết quả là quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong khoảng thời gian đã chọn.

doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Tra cứu thời hạn doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Tra cứu thời hạn doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID

Bên cạnh cách tra cứu trực tuyến, người lao động còn có thể thực hiện tra cứu việc đóng BHXH trên ứng dụng VssID:

Bước 1. Truy cập App Store với IOS/CH Play với Android và tải về ứng dụng VssID trên điện thoại.

Bước 2. Đăng nhập tài khoản cá nhân đã đăng ký trên ứng dụng.

Bước 3. Trên giao diện phần mềm, chọn mục Quá trình tham gia để tra cứu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Quy định pháp luật về doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Khoản 1, 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Theo đó, doanh nghiệp phải thực hiện “đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 86 và hàng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để nộp cùng lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Thời hạn nộp bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Về thời hạn nộp bảo hiểm xã hội, Điều 7 Quyết định số 595/QĐ-BHXH đã chỉ rõ có 2 phương thức nộp bảo hiểm xã hội là đóng hàng tháng hoặc đóng 3 tháng, 6 tháng 1 lần.

  • Đối với phương thức đóng hàng tháng, doanh nghiệp phải nộp bảo hiểm xã hội chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng.
  • Đối với phương thức đóng 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần, đơn vị phải đóng bảo hiểm xã hội chậm chất là ngày cuối cùng của phương thức đóng.

Ngoài ra, pháp luật cũng đã quy định về việc nghiêm cấm tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động. Cụ thể, theo Khoản 1, 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm trốn đóng hoặc chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Cần lưu ý về thời hạn nộp để tránh tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Quy định pháp luật về doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Mức phạt trong trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Như đã đề cập ở phần nội dung trên, việc doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ về cách xử lý khi doanh nghiệp vi phạm:

Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên sẽ bị xử lý như sau:

  • Phải thực hiện đóng bù đủ số tiền bảo hiểm xã hội hiện chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Phải nộp số tiền lãi tính bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, các đơn vị ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước sẽ có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Các câu hỏi thường gặp

Trang web của Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội là gì?

Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội có địa chỉ là: https://baohiemxahoi.gov.vn/

Thời hạn nộp bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp?

Có 2 phương thức nộp bảo hiểm xã hội là đóng hàng tháng hoặc đóng 3 tháng, 6 tháng 1 lần.

Trên đây là những thông tin quan trọng về những điều người lao động cần biết khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, người lao động nên nắm được cách tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội và các quy định của pháp luật để bảo vệ lợi ích của chính mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON