Cần làm gì sau khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp?

DN cần làm gì sau khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp

Bạn là người muốn khởi nghiệp, muốn thành lập một doanh nghiệp cho riêng mình? Nhưng lại không biết đăng ký kinh doanh doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng NewCA tìm hiểu về đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nhanh và hiệu quả nhất.

NewCA sẽ trở thành bạn đồng hành uy tín dành cho bạn trong quá trình khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp.

Hình thức đăng ký kinh doanh doanh nghiệp

Trước khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp thì các chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu về hình thức kinh doanh? Và chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích đã đặt ra trước đó. Căn cứ pháp lý – Luật doanh nghiệp 2020 (Nghị định số: 108/2018/NĐ-CP) như sau: 

  • Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân: là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và cá nhân sẽ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Đăng ký kinh doanh công ty hợp danh: là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 người làm chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. 
  • Đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên: là doanh nghiệp có 02-50 người. Họ có thể là các tổ chức hoặc các cá nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần: là một thể chế kinh doanh, một loại hình kinh doanh doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông.
Hình thức đăng ký kinh doanh doanh nghiệp
Hình thức đăng ký kinh doanh doanh nghiệp

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh doanh nghiệp

  • Bước 1: Dự thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh doanh nghiệp, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và thông tin cần thiết.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký thuộc tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp.
  • Bước 4: Nhận kết quả – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp

Sau khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần làm gì?

Các doanh nghiệp cần làm những gì sau khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp. Các thủ tục phải thực hiện sớm và có thời hạn thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp sau khi đã đăng ký kinh doanh như sau:

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hay thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1-2 triệu VNĐ. 

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia 
Công bố nội dung đăng ký kinh doanh doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia 

Đăng ký chữ ký số và nộp tờ khai thuế 

Các doanh nghiệp có trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc kê khai thuế qua mạng. Chữ ký số doanh nghiệp là một loại chữ ký được tạo bằng hình thức điện tử. Chữ ký số có tính pháp lý khi thực hiện các giao dịch điện tử. Chính vì vậy mà việc đăng ký sử dụng chữ ký số là việc làm rất cần thiết sau khi thành lập kinh doanh cho doanh nghiệp. Một số lợi ích mà chữ ký số mang lại cho doanh nghiệp như sau:

  • Đảm bảo tính pháp lý trong các giao dịch điện tử: Chữ ký số dành cho doanh nghiệp cũng được xem như một chữ ký truyền thống với tính pháp lý đầy đủ. Tính toàn vẹn trong chữ ký số và khả năng xác định nguồn gốc cũng như danh tính người ký văn bản là điều mang tính chính xác tuyệt đối.
  • Đảm bảo thông tin được an toàn, bảo mật: Chữ ký số được mã hóa PKI nên chỉ có người ký và người nhận văn bản mới có thể xem và mở thông tin trong văn bản. Tuyệt đối không có bên thứ 3.
  • Đảm bảo độ “thật” trong các văn bản điện tử: Các tài liệu được dùng đều được mã hóa thông tin với khả năng bảo mật rất cao. Bất cứ sự thay đổi nhỏ nào cũng sẽ bị phát hiện ngay. Thậm chí, văn bản điện tử đó còn bị vô hiệu hóa vì không trùng với bản gốc.
  • Tiết kiệm tối ưu thời gian xử lý văn bản cho doanh nghiệp: Thay vì phải mang nhiều giấy tờ, văn bản cần ký đến tận tay người ký thì mọi chuyện giờ có thể thực hiện trên internet một cách tiện lợi nhất.

Đăng ký sử dụng hóa đơn cho doanh nghiệp

Trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập và đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế GTGT và đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định thì sẽ được đăng ký sử dụng hóa đơn. Hiện nay, có 2 loại hóa đơn chính đó là hóa đơn giấy (hóa đơn đặt in) và hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp hiện nay, đều đang sử dụng hóa đơn điện tử nhiều hơn so với hóa đơn giấy. Sự tiện lợi của hóa đơn điện tử mang lại cho doanh nghiệp như: 

  • Doanh nghiệp sẽ không mất quá nhiều thời gian để đối chiếu các hóa đơn
  • Sử dụng hóa đơn điện tử giảm tối đa việc sử dụng giấy in góp một phần bảo vệ môi trường
  • Sử dụng hóa đơn điện tử khắc phục được tình trạng gian lận và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
NewCA - nhà phân phối hóa đơn điện tử uy tín, chất lượng
NewCA – nhà phân phối hóa đơn điện tử uy tín, chất lượng

NewCA – Một doanh nghiệp đáng tin cậy

Thực tế thì việc đăng ký kinh doanh doanh nghiệp và đăng ký chữ ký số doanh nghiệp không quá khó. Điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn nơi uy tín để đăng ký. Và một điểm đến lý tưởng đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay chính là NewCA.

So với các đơn vị khác, NewCA tự tin có thể chinh phục các doanh nghiệp với nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Chữ ký số NewCA cam kết bảo mật PKI uy tín
  • Dịch vụ đăng ký kinh doanh nhanh chóng 
  • Dịch vụ hoạt động hợp pháp với giấy phép kinh doanh đầy đủ
  • Hỗ trợ hoàn tất thủ tục trong 24h
  • Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, nhiệt tình 24/7
  • Các dịch vụ doanh nghiệp tại NewCA có chất lượng vượt trội, hạn chế được lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.
  • Chi phí tất cả các dịch vụ ưu đãi, tiết kiệm tối ưu cho các doanh nghiệp.

Tóm tắt bài viết

Các hình thức đăng ký kinh doanh doanh nghiệp

1. Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân
2. Đăng ký kinh doanh công ty hợp danh
3. Đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
4. Đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
5. Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần

Sau khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần làm gì?

– Công bố nội dung đăng ký kinh doanh doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia 
– Đăng ký chữ ký số và nộp tờ khai thuế 
– Đăng ký sử dụng hóa đơn cho doanh nghiệp

Kết luận

Trên đây là một số điều mà các chủ doanh nghiệp mới cần biết để việc đăng ký kinh doanh của mình trở nên nhanh hơn. Mong từ những thông tin trên có thể giúp ích cho chủ doanh nghiệp trong việc đăng ký kinh doanh doanh nghiệp. Và giúp được cho doanh nghiệp của bạn lựa chọn được nơi cung cấp các dịch vụ dành cho doanh nghiệp uy tín và chất lượng nhất.

Công ty Cổ phần NewCA

Nef Digital SEOON