Có bao nhiêu kỳ báo cáo tài chính? Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 ra sao?

báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nắm rõ số lượng kỳ báo cáo và thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 là điều cần thiết để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tránh những rủi ro không đáng có.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (Financial Reporting) là một hệ thống gồm những thông tin liên quan đến tài chính trong khoảng thời gian cụ thể của một doanh nghiệp, được trình bày theo quy chuẩn, quy định, chuẩn mực kế toán. Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về tài sản, dòng tiền, vốn, nợ, thu chi,…

Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp đều có nghĩa vụ lập, nộp BCTC chính xác, đúng hạn, tuân theo quy định của Pháp luật về kế toán, thống kê.

Báo cáo tài chính

Mục đích của BCTC

Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và các luồng tiền, đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu của những người sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin của một doanh nghiệp về:

  • Tài sản;
  • Nợ phải trả;
  • Vốn chủ sở hữu;
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
  • Các luồng tiền.

Có bao nhiêu kỳ báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô?

Căn cứ theo Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định báo cáo tài chính của TCVM (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCVM. Hệ thống báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô bao gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính,

+ Báo cáo kết quả hoạt động,

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

Thời hạn doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính năm 2024

Về thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định cụ thể tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

(1) Đối với doanh nghiệp nhà nước

– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

+ Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

(2) Đối với các loại doanh nghiệp khác

– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính

Nhóm đối tượng bên trong doanh nghiệp

Ban lãnh đạo, các nhà quản lý lấy báo cáo tài chính làm cơ sở để thiết lập mục tiêu, xem xét, ra quyết định, đồng thời điều chỉnh các hoạt động nhằm tối ưu hóa kinh doanh, mang lại hiệu quả, giá trị cho doanh nghiệp. 

Nhóm đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

  • Nhà đầu tư (cổ đông): Xem xét khả năng tạo ra doanh thu, mức độ an toàn của vốn đầu tư, khả năng trả lãi, phân chia lợi nhuận nhằm đưa ra quyết định
  • Nhà cung cấp, người cho vay: Xem xét khả năng thanh toán, sự ổn định tài chính trong dài hạn của doanh nghiệp. Thông tin trong báo cáo tài chính giúp họ quyết định xem có nên mở rộng quan hệ tín dụng không, có nên tiếp tục cho vay hoặc cho trả chậm hàng hóa/ dịch vụ không
  • Cơ quan chức năng: Xem xét xem doanh nghiệp có tuân thủ quy định, luật lệ hay không, đồng thời giúp cơ quan tài chính kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, xác định số thuế mà doanh nghiệp đó phải nộp, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng
  • Kiểm toán viên độc lập: Kiểm tra và cho ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính.
Kiểm tra và đối chiếu số liệu sổ sách - Cách lập báo cáo tài chính

Mức xử phạt hành vi doanh nghiệp nộp trễ hạn báo cáo tài chính 

Theo quy định Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

+ Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

+ Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

+ Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

+ Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Như vậy, mức xử phạt hành vi doanh nghiệp nộp trễ hạn báo cáo tài chính như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Đồng thời, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng: Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nef Digital SEOON