Chứng từ kế toán và thông tin liên quan về nghiệp vụ kế toán

Chứng từ kế toán và thông tin liên quan về nghiệp vụ kế toán

Chứng từ kế toán có thể nói là tài liệu quan trọng, cần được đảm bảo chuẩn xác, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp.

Các hoạt động kế toán được xem là một phần không thể tách rời trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Theo đó, để hạch toán số liệu kế toán đúng, cần đảm bảo chứng từ kế toán đầy đủ. Vậy, bạn đã biết gì về chứng từ kế toán cũng như các loại chứng từ này? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp chi tiết về những tài liệu nói trên với bài viết sau nhé!

Chứng từ kế toán là gì? Gồm những tài liệu nào?

Trên thực tế, với những người học chuyên ngành kế toán hành làm việc trong các công việc liên quan đến giấy tờ, kế toán thì chứng từ kế toán không phải quá xa lạ Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được thuật ngữ chứng từ kế toán này.

Thực tế, chứng từ kế toán được xem là những loại giấy tờ, các vật mang tính chất ghi nhận chuyên biệt. Chúng được ghi rõ trong luật kế toán.

Theo đó, các chứng từ này sẽ phản ánh được các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Phát sinh trong các tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn thành. Những chứng từ này theo đó cũng được lưu giữ. Trên cơ sở này làm căn cứ ghi trong sổ kế toán.

cMvQ3m9BDafjm pJvjbokS 6VuTPy1AnZoF608nxqlr5utQiO
Chứng từ kế toán là tài liệu quan trọng trong quá trình vận hành doanh nghiệp

Nhìn chung, có thể hiểu đơn giản, chứng từ kế toán sẽ là giấy tờ, vật giữ vai trò thể hiện nghiệp vụ kinh tế của đơn vị đã hoàn thành.

Chi tiết về những loại chứng từ kế toán

Như đã đề cập đến ở trên, chứng từ kế toán giữ vai trò quan trọng. Đảm bảo việc hạch toán, kê khai cũng như thể hiện, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở mỗi doanh nghiệp. Theo đó, các chứng từ kế toán này sẽ gồm nhiều loại chứng từ khác nhau. Tổng hợp các chứng từ này tại doanh nghiệp sẽ tạo nên một hệ thống chứng từ hoàn chỉnh. 

NQqVU5NunHkUKWiPyHT1GzofOs9YU166 pOH9d8Nqi7lgunUkH39LRHRcyS KffsfmDbarQLD09iI4IllmTBZPeaXFxEBGaFJHFQkKR1fTQVieD4mP5O9p9RVK4pM6 1F3vmtzjhqBM8YDMb8II7dK6HvH IXn2ku9Ck 5PaJj t901TgzOEbohel8dBE6kGltuYr7k
Các chứng từ kế toán này sẽ gồm nhiều loại chứng từ khác nhau

Về cơ bản, chứng từ kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay được chia thành 2 loại chính. Bao gồm hệ thống chứng từ mang tính chất hướng dẫn. Kết hợp với đó là hệ thống chứng từ mang tính chất bắt buộc. 

Trong đó, phổ biến hơn cả là các loại chứng từ mang tính chất bắt buộc. Điển hình sẽ gồm các nhóm chứng từ sau:

Các chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền mặt

Các chứng từ này tương ứng sẽ thể hiện qua:

  • Phiếu thu
  • Phiếu chi
  • Phiếu đề nghị thanh toán
  • Phiếu đề nghị tạm ứng

Các chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến ngân hàng

Các nhóm chứng từ này thường được thể hiện qua:

  • Phiếu báo nợ từ ngân hàng
  • Phiếu báo có từ ngân hàng
  • Sec
  • Ủy nhiệm chi

Các chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến hoạt động mua hàng – bán hàng

Các nhóm chứng từ liên quan đến những hoạt động từ doanh nghiệp như mua hàng, bán hàng bao gồm:

  • Hóa đơn GTGT đầu vào – ra
  • Tờ khai hải quan
  • Phiếu nhập kho và xuất kho
  • Bảng báo giá
  • Đơn đặt hàng
  • Biên bản bàn giao
  • Hợp đồng kinh tế
  • Biên bản thanh lý hợp đồng

Các chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền lương

Nhóm chứng từ kế toán liên quan đến tiền lương theo đó sẽ bao gồm:

  • Bảng chấm công
  • Bảng tính tiền lương
  • Phiếu thanh toán tiền lương
  • Hợp đồng lao động
  • Quy chế lương
  • Quy định về tiền lương

Các nhóm chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến doanh thu – chi phí 

Các chứng từ sẽ được thể hiện thông qua chủ yếu là phiếu kế toán,…

Những quy định liên quan đến quá trình lập – lưu trữ chứng từ kế toán

Bên cạnh các nhóm chứng từ kế toán được nhắc đến ở trên, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến quy định về việc lập cũng như lưu trữ chứng từ tương ứng. Đó bao gồm các lưu ý như:

  • Bất kỳ những hoạt động, nghiệp vụ kinh tế – tài chính nào liên quan đến quá trình vận hành của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ đầy đủ. Theo đó, chứng từ chỉ lập 1 lần trên mỗi nghiệp vụ.
  • Các chứng từ cần lập rõ ràng, đủ, đúng, kịp thời theo quy định của luật. Nếu chứng từ chưa có mẫu thì phía kế toán có thể tự lập chứng từ. Tuy nhiên, cần đảm bảo trên cơ sở các nội dung đầy đủ, đáp ứng đúng quy định. 
  • Những thông tin trên chứng từ kế toán phải ghi rõ ràng, đầy đủ. Tuyệt đối không được tẩy xóa, viết tắt,.. Những trường hợp chứng từ kế toán có dấu hiệu tẩy xóa, chỉnh sửa sẽ không mang giá trị thanh toán cũng như không hợp lệ để ghi vào sổ kế toán.
  • Cần đảm bảo chứng từ kế toán tại đơn vị lập đủ số liên đúng quy định.
jZ1RKC5nVty0ONeX3ygzUmg0QTh WXujtVgm D6NaJTpXRnc6wc4R31 d2XeK5wiXp6MpdfG9nF4 GR ZERWpQMch9nrplVltcv KHfqoG9qoIVlSOVKvVY5jHEojtBc5HV xFxfrNa 8GrX2pMpLm l79gwVGC6I 5XuVsuVVmbXdkTFwwNw8aS5Hzg5OP5uFtJqI
Cần quan tâm nhiều đến quy định về việc lập cũng như lưu trữ chứng từ

Tóm tắt bài viết

Chứng từ kế toán là gì?

Thực tế, chứng từ kế toán được xem là những loại giấy tờ, các vật mang tính chất ghi nhận chuyên biệt. Theo đó, các chứng từ này sẽ phản ánh được các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Phát sinh trong các tổ chức, doanh nghiệp đã hoàn thành. Những chứng từ này theo đó cũng được lưu giữ. Trên cơ sở này làm căn cứ ghi trong sổ kế toán.

Các loại chứng từ kế toán

1. Chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền mặt
2. Chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến ngân hàng
3. Chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến hoạt động mua hàng – bán hàng
4. Chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền lương
5. Chứng từ nghiệp vụ kế toán liên quan đến doanh thu – chi phí

Trên đây là những thông tin xoay quay về chứng từ kế toán. Để đảm bảo sổ sách, quá trình hạch toán chuẩn xác, đúng theo quy định pháp luật, doanh nghiệp cần chú trọng trong các chứng từ liên quan. Ngoài ra, để được tư vấn, hỗ trợ giải pháp kế toán, thuế trong doanh nghiệp đảm bảo chuyên nghiệp nhất, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON