3 điều bạn cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp

3 điều bạn cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh, việc quản lý tốt tài chính doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng bởi đây là yếu tố giúp cho đơn vị hoạt động một cách hiệu quả hơn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp 3 thông tin quan trọng bạn cần biết về chi phí quản lý doanh nghiệp. Từ đó giúp bạn làm chủ nguồn lực tài chính trong quản lý các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Để nắm rõ chi phí quản lý doanh nghiệp, trước hết bạn cần phải định nghĩa được chi phí quản lý doanh nghiệp là gì. Đây cũng là vấn được nhiều nhà quản lý thắc mắc khi bắt đầu quá trình quản lý hoạt động doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí bao quát tất cả những hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tính riêng cho bất cứ một vấn đề cụ thể nào. Chi phí quản lý có thể được thay đổi linh hoạt tùy vào phương thức điều hành của các doanh nghiệp.

Trong tất cả những loại chi phí doanh nghiệp cần có, chi phí quản lý đóng vai trò rất quan trọng và cũng là yếu tố cấu thành trọng điểm nhất. Do đó, việc quản lý tốt và phân bổ chi phí này hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực tài chính, góp phần giúp đơn vị ngày càng phát triển lớn mạnh trên thị trường.

Vậy chi phí cho việc quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần so với doanh thu?

Câu trả lời là trong một tổ chức, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ nên thấp hơn hoặc tương đương với doanh thu. Ngoài ra, những doanh nghiệp hay công ty vừa thành lập ở giai đoạn đầu có thể có chi phí quản lý cao hơn so với doanh thu đạt được. 

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì
Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí bao quát tất cả những hoạt động của cả doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán tại NewCA

Cách quản lý chi phí trong quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Trước tiên, để quản lý chi phí hiệu quả, nhà quản lý phải căn cứ vào đặc điểm, quy mô của từng loại hình doanh nghiệp và dựa vào đó để có thể đưa ra được tỷ lệ phù hợp.

Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp khác nhau. Nó phụ thuộc vào ngành nghề, chu kỳ sống của doanh nghiệp và cả vòng đời của sản phẩm mà doanh nghiệp nắm giữ.

Doanh nghiệp nên đưa ra định mức chi phí QLDN hợp lý dựa trên số liệu các năm trước. Bao gồm doanh thu kế hoạch và các chính sách phát triển của doanh nghiệp.

Định mức về chi phí QLDN cần chi tiết theo các khoản mục chi phí nhỏ và kèm theo các chỉ tiêu định lượng. Bao gồm chi phí quản lý biến đổi và chi phí quản lý cố định, số lượng và số tiền tiêu hao giới hạn bao nhiêu. Các chỉ tiêu nào vượt qua định mức với tỷ lệ vượt bao nhiêu cần phải nêu rõ.

Nếu quá tiết kiệm định mức chi phí QLDN sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc doanh thu giảm theo thì cần cân nhắc tùy theo tình hình kinh doanh và mục tiêu phát triển. Từ đó, người quản lý sẽ lựa chọn phương án tiết kiệm hay tiêu dùng sao cho hợp lý nhất.

Các khoản có trong chi phí quản lý doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu định nghĩa chi phí quản lý doanh nghiệp và cách quản lý hiệu quả, việc tiếp theo bạn cần làm đó là nắm rõ chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những thành phần gì. Từ đó giúp cho việc vận hành, quản lý hoạt động của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Về cơ bản, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ bao gồm những yếu tố sau đây:

Chi phí quản lý nhân viên 

Đây được xem là một trong những loại chi phí quan trọng nhất trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Chi phí quản lý nhân viên bao gồm toàn bộ những khoản tiền mà một doanh nghiệp phải trả cho đội ngũ nhân viên và người quản lý doanh nghiệp. Bao gồm tiền lương, bảo hiểm y tế – xã hội, tiền phụ cấp của nhân viên quản lý các cấp, các bộ phận và ban giám đốc của doanh nghiệp.

Chi phí vật liệu quản lý

Chi phí vật liệu là toàn bộ những chi phí được chi trả cho việc mua những vật liệu để phục vụ tốt cho công tác quản lý doanh nghiệp. Loại chi phí này sẽ bao gồm công cụ, thiết bị văn phòng phẩm và vật liệu được dùng để sửa chữa những tài sản cố định.

Chi phí đồ dùng văn phòng 

Một doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động nếu thiếu đi các thiết bị, đồ dùng cần thiết trong các văn phòng làm việc. Do vậy, chi phí đồ dùng – khoản chi phí được dùng để mua các dụng cụ và đồ dùng trong văn phòng cũng là một khoản chi phí cần thiết.

Khấu hao tài sản cố định

Đây là chi phí của khoản khấu hao những tài sản dùng chung trong toàn bộ doanh nghiệp. Các loại tài sản khấu khao bao gồm máy móc, trang thiết bị quản lý, văn phòng,…

Thuế và các lệ phí

Đây là khoản chi phí bao gồm toàn bộ những khoản tiền dùng để đóng thuế môn bài, phí thuê đất,… trong suốt quá trình từ khi thành lập doanh nghiệp đến khi duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Các khoản có trong chi phí quản lý doanh nghiệp
Các khoản có trong chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí dự phòng 

Chi phí này bao gồm toàn bộ khoản dự phòng như các khoản nợ khó đòi, các loại chi phí phải trả… Chi phí dự phòng cũng sẽ được tính vào chi phí cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí mua ngoài

Đây là toàn bộ khoản tiền phải trả để thuê, mua những dịch vụ ngoài doanh nghiệp với mục đích phục vụ cho công tác quản lý.

Ngoài những khoản chi phí doanh nghiệp trên, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng còn một số loại chi phí khác như phí công tác, tiền xe, tàu,…

Tóm tắt nội dung bài viết

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí bao quát tất cả những hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tính riêng cho bất cứ một vấn đề cụ thể nào.

Cách quản lý chi phí trong quản lý doanh nghiệp hiệu quả

– Căn cứ vào đặc điểm, quy mô của từng loại hình doanh nghiệp và dựa vào đó để đưa ra tỷ lệ phù hợp.
– Đưa ra định mức chi phí quản lý hợp lý dựa trên số liệu các năm trước, bao gồm doanh thu kế hoạch và các chính sách phát triển doanh nghiệp.
– Định mức về chi phí quản lý chi tiết theo các khoản mục chi phí nhỏ và kèm theo các chỉ tiêu định lượng.

Các khoản có trong chi phí quản lý doanh nghiệp

– Chi phí quản lý nhân viên 
– Chi phí vật liệu quản lý
– Chi phí đồ dùng văn phòng 
– Khấu hao tài sản cố định
– Thuế và các lệ phí
– Chi phí dự phòng 
– Chi phí mua ngoài
Ngoài ra còn một số loại chi phí khác như phí công tác, tiền xe, tàu,…

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, nhà quản lý cần nắm rõ những định mức chi phí quản lý doanh nghiệp kể trên để có thể hoạt động một cách có hệ thống và đạt được hiệu quả cao nhất. Từ đó nâng cao sức mạnh doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON