Cách viết hoa thứ, tháng đúng chuẩn theo quy định Pháp luật

Cách viết hoa thứ, ngày, tháng đúng chuẩn theo quy định Pháp luật

Tưởng chừng như đơn giản nhưng rất nhiều người nhầm lẫn khi viết hoa thứ, ngày, tháng trong các văn bản. Pháp luật có quy định rất rõ về cách viết hoa thứ, tháng cũng như các thông tin liên quan, bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây để có thêm thông tin.

Cách viết hoa thứ, tháng đúng theo quy định

Theo điểm c, khoản 8, mục V, phụ lục II, Nghị định 30/2020/NĐ-CP, quy định viết thứ, tháng như sau:

  • Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết của ngày và tháng (nếu không dùng chữ số).
  • Không viết hoa tất cả các chữ cái của tên ngày, tháng, thứ.

Bảng phân biệt thứ, tháng viết đúng và sai

Viết saiViết đúng
Thứ Haithứ Hai
Thứ Bathứ Ba
Thứ Tưthứ Tư
Thứ Nămthứ Năm
Thứ Sáuthứ Sáu
Thứ Bảythứ Bảy
Chủ NhậtChủ nhật
Tháng Mộttháng Một
Tháng Haitháng Hai
Tháng Batháng Ba
Tháng Tưtháng Tư
Tháng Nămtháng Năm
Tháng Sáutháng Sáu
Tháng Bảytháng Bảy
Tháng Támtháng Tám
Tháng Chíntháng Chín
Tháng Mườitháng Mười
Tháng Mười Mộttháng Mười một
Tháng Mười Haitháng Mười hai

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hóa đơn điện tử tại NewCA

Một số quy định khác về viết hoa 

Nghị định 30 về công tác văn thư quy định viết hoa như sau:

  • Viết hoa sau dấu câu âm tiết thứ nhất của chữ cái đầu tiên.
  • Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người: Tên người Việt Nam, Tên được phiên âm Hán – Việt, Tên nhân vật lịch sử….
  • Viết hoa tên địa lý.
  • Viết hóa tên các cơ quan, tổ chức, các danh từ đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước…
  • Viết hoa tên huy chương, tên chức vụ, học vị, tên các ngày lễ kỷ niệm…
  • Viết hoa tên ngày tết: tết Đoan ngọ, tết Trung thu….

Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về cách viết hoa thứ, ngày, tháng được quy định, tránh viết sai hoặc nhầm lẫn vì sẽ thể hiện sự không chuyên nghiệp, ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty, doanh nghiệp.

Nef Digital SEOON