Cách lập báo cáo tài chính với 7 bước trên phần mềm

Cách lập báo cáo tài chính với 7 bước trên phần mềm

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Đồng thời, đây cũng là bản cáo cáo nói lên tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ, qua đó cho thấy khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Để nắm được cách lập báo cáo tài chính nhanh chóng, đơn giản trên phần mềm, bạn hãy theo dõi quy trình 7 bước lập báo cáo dưới đây.

Bước 1: Tập hợp và sắp xếp chứng từ kế toán

Bước đầu tiên của cách lập báo cáo tài chính là tập hợp và sắp xếp chứng từ kế toán. Quá trình hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp sẽ thể hiện qua các nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh. Trong đó, chứng từ kế toán chính là các tài liệu phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính doanh nghiệp. Ví dụ như hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào, sổ phụ ngân hàng, sổ quỹ, bảng chấm công,…

Do đó, để phản ánh được tình hình doanh nghiệp, trước hết, bộ phận kế toán cần thu thập tất cả các loại chứng từ kế toán và sắp xếp lại một cách khoa học. Đồng thời chú ý kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của chứng từ trong quá trình sắp xếp.

Đặc biệt, việc sắp xếp chứng từ cần phải thống nhất trong kế hoạch tài chính của của cả một năm. Do đó, kế toán viên cần sắp xếp những chứng từ gốc như hóa đơn đầu ra, đầu vào, hóa đơn gốc theo thứ tự thời gian cùng chứng từ hạch toán, hoặc cũng có thể sắp xếp theo Danh mục bảng kê thuế.

Bước 2: Hạch toán – Bước tiếp theo trong cách lập báo cáo tài chính

Theo cách lập báo báo tài chính, sau bước thu thập và sắp xếp các chứng từ kế toán, kế toán cần thực hiện hạch toán. Đây là việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ đó vào sổ, kế toán viên có thể thực hiện trên excel hoặc phần mềm kế toán.

Phần mềm kế toán thường có sự phân tách giữa các phần hành kế toán riêng biệt nên việc hạch toán sẽ diễn ra minh bạch và dễ dàng hơn. Với phần mềm kế toán, bạn có thể sao chép phiếu hạch toán đối với các bút toán tương tự nhau và cập nhật bút toán lên bằng các mẫu excel của phần mềm, nhất là với các bút toán mang tính chất hàng loạt.

Đối với việc hạch toán các hóa đơn nhập mua vật tư hàng hóa với nhiều mã vật tư, nhiều mã hàng,… kế toán có thể sử dụng cách nhập liệu trên file excel rồi “import” lên phần mềm kế toán để tiết kiệm thời gian và công sức làm việc.

Cách lập báo cáo tài chính trên phần mềm có các chức năng như tìm kiếm, sửa chữa, xóa bỏ… với đặc tính rất nhanh chóng, tiện lợi và chính xác. Nhờ đó, việc kiểm soát sẽ trở nên thuận tiện hơn và cũng có thể hạn chế sai sót một cách tốt nhất có thể.

Cách lập báo cáo tài chính - Hạch toán
Cách lập báo cáo tài chính – Hạch toán

Bước 3: Phân bổ, khấu hao cũng như chi phí trả trước

Đối với phần tài chính cố định và chi phí trả trước, bạn cần hạch toán phân bổ chi phí phát sinh hàng tháng với thời gian phân bổ hợp lý đúng quy định.

Khi hạch toán trên phần mềm kế toán, kế toán viên sẽ cập nhật những thông tin chung bao gồm giá trị, thời gian phân bổ của các tài sản cố định và các khoản chi phí trả trước vào phần hành tương ứng. Bạn cũng có thể lập bảng excel để theo dõi khấu hao và phân bổ chi phí trả trước một cách thuận tiện hơn.

Hàng tháng, với cách lập báo cáo tài chính bằng phần mềm, kế toán viên có thể sử dụng tính năng phân bổ tự động và đối chiếu, so sánh kết quả phân bổ với bảng excel. Đặc biệt, đối với các khoản chi phí phát sinh tại thời điểm giữa tháng, bộ phận kế toán sẽ cần phân bổ chi tiết chính xác đến từng ngày.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Bước 4: Hạch toán các khoản ước tính, điều chỉnh

Bước tiếp theo trong cách lập báo cáo tài chính là hạch toán các khoản ước tính và điều chỉnh. Cuối năm là thời điểm cần rà soát để điều chỉnh hoặc hạch toán bổ sung vào phần mềm với các khoản ước tính. Bộ phận kế toán sẽ cần hạch toán các khoản như:

  • Bút toán đánh giá sự chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.
  • Các khoản dự phòng phải thu mà khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho,…
  • Các chi phí của năm cần trích trước như lương tháng 13, thưởng tết âm lịch, chi phí kiểm toán, chi phí điện, nước, nguyên vật liệu,…

Bước 5: Kiểm tra và đối chiếu số liệu sổ sách – Cách lập báo cáo tài chính

Trong cách lập báo cáo tài chính, khâu kiểm tra và đối chiếu số liệu rất quan trọng. Nếu số liệu hạch toán sai, kế toán viên sẽ phải rà soát lại nhằm mục đích tìm nguyên nhân, điều chỉnh và làm lại báo cáo tài chính.

Quá trình này sẽ gây nhiều phiền phức, làm mất nhiều thời gian và công sức hơn khi thực hiện. Vì vậy, bộ phận kế toán nên cẩn trọng và lưu ý kiểm tra kỹ số liệu trước khi tiến hành cách lập báo cáo tài chính trên phần mềm.

Kiểm tra và đối chiếu số liệu sổ sách - Cách lập báo cáo tài chính
Kiểm tra và đối chiếu số liệu sổ sách – Cách lập báo cáo tài chính

Bước 6: Thực hiện các bút toán kết chuyển

Khi lập báo cáo tài chính, kế toán lưu ý cần kết chuyển lãi/lỗ của năm ngoái trước khi thực hiện kết chuyển lãi/lỗ năm nay và sau khi kết chuyển, các tài khoản đầu 5, 6, 7, 8, 9 sẽ không còn số dư.

Đối với những doanh nghiệp phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, kế toán viên cần kết chuyển lần thứ nhất để xác định lãi và tính ra số thuế phải nộp. Tiếp đến là hạch toán bổ sung bút toán ghi nhận thuế và chi phí thuế phát sinh. Sau đó, thực hiện kết chuyển lại để ra con số lợi nhuận sau cùng.

Trong cách lập báo cáo tài chính ở phần mềm, bút toán kế chuyển có thể được cài đặt tự động. Vì vậy, bạn chỉ cần nhập vào thời gian để thực hiện kết chuyển một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Bước 7: Lên báo cáo tài chính – Bước cuối của cách lập báo cáo tài chính

Đây là công việc cuối cùng trong cách lập báo cáo tài chính. Khi các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ, chính xác, các bạn có thể lên Báo cáo tài chính theo hướng dẫn quy định cụ thể tại Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Khi sử dụng phần mềm kế toán, việc lên báo cáo tài chính sẽ trở lên dễ dàng hơn rất nhiều. Kế toán viên chỉ cần thực hiện xong bước kết chuyển lãi/lỗ cuối cùng đã có thể có xem ngay bộ báo cáo tài chính trên phần mềm.

Câu hỏi thường gặp

Báo cáo tài chính gồm những loại giấy tờ nào?

Kế toán cần chú ý bổ sung đầy đủ giấy tờ khi thực hiện cách lập báo cáo tài chính, bao gồm:
– Bảng cân đối kế toán
– Báo cáo kết quả kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Thuyết minh báo cáo tài chính

Thời hạn nộp báo cáo tài chính?

– Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước: thời hạn nộp báo cáo tài chính là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
– Đối với Doanh nghiệp nhà nước: quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quý và theo năm riêng.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm bắt kỹ thời hạn nộp để có quy trình thực hiện cách lập báo cáo tài chính cho phù hợp.

Trên đây là cách lập báo cáo tài chính với 7 bước đơn giản. Với các bước thực hiện mà bài viết vừa chia sẻ, mong rằng doanh nghiệp sẽ áp dụng thành công và hiệu quả. Nếu gặp thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với NewCA tại tổng đài 1900 2066 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON