Các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh, khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng… là một vài công việc quan trọng mà doanh nghiệp cần làm ngay sau khi hoàn thành xong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập, doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý, được nhân danh chính mình để giao kết hợp đồng và thực hiện những hoạt động sản xuất – kinh doanh khác. Tuy nhiên, để việc vận hành thuận lợi và tránh việc bị phạt, công ty cần thực hiện ngay những công việc dưới đây.

*Lưu ý: Mức độ quan trọng và cần thiết của những công việc này là như nhau, doanh nghiệp có thể linh động thời gian để sắp xếp thực hiện sao cho phù hợp.

1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong thời gian không quá 30 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hóa đơn điện tử tại NewCA

2. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Hiện nay, tài khoản ngân hàng mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch trên 20 triệu đồng thì việc mở tài khoản cũng là việc mà doanh nghiệp phải làm.

Sau khi mở tài khoản, trong vòng 10 ngày, doanh nghiệp phải thông báo lên Sở KH&ĐT để nắm thông tin, quản lý và kiểm soát các giao dịch.

1 tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho 1 doanh nghiệp, nhưng 1 doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng (tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp hoặc các ưu đãi, dịch vụ của ngân hàng mà doanh nghiệp chọn lựa). 

Những điều cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi thành lập doanh nghiệp thì tổ chức cần thực hiện một số công việc để giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp.

3. Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Doanh nghiệp liên hệ khắc dấu và đăng ký mẫu dấu tại Cơ quan đăng ký kinh doanh Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng con dấu sau khi thực hiện việc công bố mẫu dấu trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.

Lưu ý: Theo Luật mới nhất quy định: Doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu. Tức là doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu và tự quyết định hình thức mặt dấu.

4. Đăng ký thuế lần đầu

Hiện nay, các thông tin đăng ký thuế ban đầu, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp trong tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư; chứ không phải thực hiện đăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động) nữa.

Tuy nhiên, sau khi đã nhận Giấy phép kinh doanh và đã thông báo sử dụng mẫu con dấu, thì doanh nghiệp vẫn phải liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực tiếp để nộp một số giấy tờ khai thuế ban đầu.

5. Mua chữ ký số

Phải có chữ ký số thì mới nộp tờ khai thuế qua mạng được, trong khi đó hiện nay hầu như tất cả các Cơ quan thuế đều nhận tờ khai qua mạng. Vì thế, đây cũng là một trong những việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp.

Khi mua chữ ký số các bạn nên chọn những đơn vị uy tín như: FastCA, Viettel, VNPT, FPT,… nói chung là nên chọn các hãng lớn, tuy chi phí cao hơn đôi chút nhưng đảm bảo hơn về các vấn đề kỹ thuật, hỗ trợ…

Bảng giá chữ ký số CKCA mới nhất - Cách gia hạn chữ ký số?

6. Khai, nộp lệ phí môn bài

Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (sau đây gọi chung là Đơn vị phụ thuộc) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh; thì, doanh nghiệp thực hiện khai, nộp lệ phí môn bài cho các Đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có Đơn vị phụ thuộc kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh; thì, các Đơn vị phụ thuộc đó tự khai, nộp lệ phí môn bài với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp mình.

Doanh nghiệp và Đơn vị phụ thuộc khai lệ phí môn bài một lần khi mới ra hoạt động, kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;

Trường hợp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

7. Treo biển hiệu tại doanh nghiệp

Biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước như sau:

– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

8. Đăng ký mua và Phát hành hóa đơn điện tử

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

9. Tổ chức bộ máy kế toán

Căn cứ Điều 1 và Điều 2 của Luật kế toán 2015, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm hoặc thuê đơn vị hành nghề để thực hiện ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ, sổ sách kế toán; nộp các loại báo cáo thuế, quyết toán thuế, theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán. Trong trường hợp không bổ nhiệm kế toán trưởng công ty có thể bị phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (theo Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

Rất nhiều công ty mới thành lập thường bỏ qua hoặc không thực sự chú tâm đến công tác này, dẫn đến phát sinh nhiều rắc rối trong các đợt thanh tra và quyết toán thuế từ các lỗ hổng của hồ sơ sổ sách kế toán.

Nef Digital SEOON