Bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất 2022

Bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất 2022

Bảo hiểm xã hội đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu đối với người lao động và người dân Việt Nam. Nó ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong nền an sinh xã hội của nước nhà, đặc biệt là Bảo hiểm xã hội bắt buộc, có những chế độ đãi ngộ nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại sao người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Sơ lược về bảo hiểm xã hội bắt buộc

#1. Pháp luật giải thích như thế nào về Bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp một số biến cố như sụt giảm hay mất thu nhập, do ốm đau, bệnh nghề nghiệp, thai sản, tai nạn lao động, hết tuổi lao động hoặc qua đời, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Dựa vào định nghĩa của Bảo hiểm xã hội là gì và Căn cứ vào Khoản 2 Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã nêu rõ định nghĩa của bảo hiểm xã hội bắt buộc:

“Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”

#2. Một vài đặc điểm nổi bật của Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tham gia bảo hiểm này là mang tính chất bắt buộc

Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không phải tùy vào ý thức của mỗi người mà ở đây mang tính chất bắt buộc do Nhà nước Chính phủ ban hành quyết định. Trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định, nếu đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vi phạm về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bị xử phạt theo quy định.

Pháp luật quy định về mức đóng và phương thức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Phương thức đóng ở Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được ấn định cụ thể dựa vào Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: quy định về mức  đóng và phương thức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Pháp luật sẽ ưu ái nhiều chế độ đối với người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ đặc biệt hơn so với bảo hiểm tự nguyện (chỉ 2 chế độ). Ở trong những trường hợp cụ thể, các chế độ sẽ được pháp luật sẽ đặt ra cho họ những điều kiện nhất định phải đáp ứng.

5 chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động được hưởng

#1: Chế độ ốm đau (ÔĐ): 

Để được hưởng lợi của chế độ này, người tham gia phải căn cứ vào Điều 25, Chương III, Mục 1 Luật BHXH 2014:

  • Người lao động bị tai nạn, bị ốm mà không phải do tai nạn lao động phải nghỉ việc và phải có giấy xác nhận của cơ sở nơi khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y Tế
  • Người lao động bị tai nạn, bị ốm phải nghỉ việc do tự bản thân hủy hoại sức khỏe, do say rượu, hoặc sử dụng chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau
  • Phải nghỉ việc để chăm con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền
Chế độ ốm đau
Chế độ ốm đau

#2: Chế độ thai sản (TS)

Người lao động thuộc đối tượng trong những trường hợp mà pháp luật đã quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: khi người lao động vẫn đang đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản thì sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản

Lao động nữ có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản sẽ được hưởng thêm chế độ khi bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ sinh con, chế độ khi thực hiện biện pháp tránh thai.

Trường hợp nhờ mang thai hộ hay người mẹ nhờ mang thai hộ, người nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi nếu đủ điều kiện thì vẫn sẽ được hưởng chế độ trên

Trường hợp nhận con nuôi dưới 06 tháng sẽ được nhận thêm trợ cấp một lần cho mỗi con theo quy định.

#3: Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ&BNN)

Điều kiện để hưởng chế độ TNLĐ trong những trường hợp sau: 

1: Tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc

2: Ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc nhưng thực hiện công việc theo người sử dụng lao động

3: Trên tuyến đường đi – về từ nơi ở đến nơi làm việc trong tuyến đường đi hợp lý.

4: Bị suy giảm khả năng lao động: 5% trở lên 

Điều kiện hưởng chế độ BNN:

Bị mắc một số bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y Tế và Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đã ban hành khi người lao động làm việc trong môi trường hoặc nghề nghiệp có yếu tố gây hại cho sức khỏe và tinh thần

Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

#4: Chế độ hưu trí (HT)

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện nghỉ chế độ hưu trí của người lao động sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, thời gian tham gia đóng BHXH (tối thiểu là 20 năm), tùy thuộc vào công việc, mức suy giảm lao động,…

Chế độ hưu trí
Chế độ hưu trí

#5: Chế độ tử tuất

Với chế độ này, BHXH sẽ hỗ trợ việc trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần. Bắt đầu từ năm 2022, chế độ tử tuất sẽ áp dụng cho tất cả người lao động – kể cả người lao động nước ngoài khi tham gia BHXH tại Việt Nam.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 67, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: những người tham gia bảo hiểm xã hội, tòa tuyên án tử vong hoặc đang bảo lưu thời gian đóng, thì khi qua đời, thân nhân sẽ là người được hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

1: Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa từng được hưởng BHXH

2: Đang được hưởng lương hưu

3: Chết do tai nạn lao động, hoặc chết do bệnh

4: Đang được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động trên 60%.

Người được hưởng tiền từ chế độ tử khuất sẽ còn phải căn cứ vào Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH. Nếu đáp ứng đủ điều kiện từ bộ luật trên, thì mới có quyền được thừa hưởng trợ cấp đó.Ngoài ra, mức trợ cấp hàng tháng đó còn phải phụ thuộc vào mức lương cơ sở, mức trợ cấp tuất một lần tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH và mức tiền lương bình quân đóng BHXH của người đã khuất.

Các đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những đối tượng sau:

  • Người làm việc theo hợp động lao động;
  • Cán bộ và công nhân viên chức;
  • Các cán bộ, viên chức làm trong Bộ An ninh – Quốc phòng;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy theo Luật người lao động người Việt Nam đi lao động – làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý – điều hành doanh nghiệp, người làm quản lý điều hành ở các hợp tác xã có được hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên ở các cấp xã, phường hay thị trấn.

Tóm tắt bài viết

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

5 chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Chế độ ốm đau
2. Chế độ thai sản
3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
4. Chế độ hưu trí
5. Chế độ tử tuất

Sự xuất hiện của bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm giúp người lao động có thể đảm bảo được quyền lợi, lợi ích của bản thân mình. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp cho đất nước Việt Nam phát triển kinh tế, xã hội và phù hợp xu hướng quốc tế. Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu phần nào về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trân trọng cảm ơn!

CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA

Nef Digital SEOON