Hợp đồng cộng tác viên là một văn bản pháp lý quan trọng, ghi nhận thỏa thuận giữa cá nhân cộng tác viên (CTV) và tổ chức, doanh nghiệp (DN) về các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình cộng tác. Việc ký kết hợp đồng rõ ràng, minh bạch sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên, tránh phát sinh tranh chấp trong tương lai.
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hợp đồng cộng tác viên, bao gồm:
- Định nghĩa và phân loại hợp đồng cộng tác viên: Giúp CTV hiểu rõ bản chất của hợp đồng và lựa chọn loại hợp đồng phù hợp với nhu cầu.
- Nội dung cơ bản của hợp đồng cộng tác viên: Phân tích các điều khoản quan trọng cần lưu ý trong hợp đồng, như thông tin hai bên, công việc cụ thể, thời gian làm việc, hình thức thanh toán, quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật thông tin, điều khoản chấm dứt hợp đồng,…
- Lưu ý khi ký kết hợp đồng cộng tác viên: Hướng dẫn CTV cách thức đọc hiểu và đánh giá hợp đồng, cũng như những lưu ý cần thiết trước khi ký kết.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của CTV: Giải thích rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của CTV theo quy định của pháp luật và hợp đồng.
Mục lục
Hợp đồng cộng tác viên là gì?
Dựa theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng cộng tác viên là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Hợp đồng cộng tác viên có thể chia làm hai loại:
- Cộng tác viên ký hợp đồng cung cấp dịch vụ: cộng tác viên nhận tiền do cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, không thuộc điều hành của doanh nghiệp, không đóng bảo hiểm và các phí đi kèm.
- Cộng tác viết ký hợp đồng lao động: cộng tác viên nhận tiền là lương, công tính theo ngày làm, giờ làm,… được giám sát với doanh nghiệp, có đóng bảo hiểm và các phí đi kèm.
Hợp đồng cộng tác viên không phải là một bản hợp đồng lao động chính thức. Do đó, trong hợp đồng dịch vụ không chứa các điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ đề cập đến thỏa thuận của người thuê CTV và CTV.
Do sự phổ biến và nhân rộng của các hình thức cộng tác viên ký kết hợp đồng dịch vụ, nên phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích chi tiết hơn về loại hợp đồng cộng tác viên không đóng bảo hiểm xã hội.
Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng BHXH không?
Theo BHXH TP.HCM, hiện quy định tại khoản 1 điều 13 bộ luật Lao động năm 2019 có nêu: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.
Do đó, nếu hợp đồng cộng tác viên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên (tức có điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên) thì được coi là hợp đồng lao động và phải đóng BHXH bắt buộc.
Những quy định chung về hợp đồng cộng tác viên
Hình thức hợp đồng cộng tác viên trong trường hợp là hợp đồng dịch vụ: hiện tại không có quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng cộng tác viên nên áp dụng tương tự như với một hợp đồng dân sự thông thường. Như vậy, hợp đồng cộng tác viên có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với hợp đồng cộng tác viên trong trường hợp là hợp đồng dịch vụ thì không bắt buộc phải đảm bảo những nội dung cụ thể nào. Vì vậy các bên có quyền tự do thỏa thuận về nội dung của hợp đồng nhưng phải đảm bảo không trái với các quy định pháp luật.
Xem thêm: Một số quy định về ký hợp đồng vô cùng quan trọng
Đơn phương chấm dứt hợp đồng cộng tác viên khi nào?
Trường hợp hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ: Khi việc thực hiện công việc đã được ghi nhận trong hợp đồng không có lợi cho một trong bên trong hợp đồng thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, khi chấm dứt phải đảm bảo đúng các nội dung đã được ký kết trong hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động: Người lao động là cộng tác viên và người sử dụng lao động xác lập mối quan hệ lao động trong hợp đồng đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 35, Điều 36 Bộ luật lao động 2019.
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng cộng tác viên
Lưu ý khi ký kết:
- Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký: Hiểu rõ các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.
- Có thể tham khảo ý kiến luật sư: Đảm bảo hợp đồng hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của bản thân.
- Giữ lại bản gốc hợp đồng: Để làm bằng chứng trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra:
- Nên trao đổi rõ ràng với doanh nghiệp về các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký.
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến công việc và doanh nghiệp.
- Lưu lại tất cả các email, tin nhắn liên quan đến hợp đồng.
Bài viết này hy vọng sẽ mang đến cho CTV những kiến thức cơ bản về hợp đồng cộng tác viên, giúp CTV tự tin và chủ động trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của bản thân.
Lưu ý:
- Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn pháp lý của luật sư.
- CTV nên tham khảo ý kiến luật sư để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.