5 trường hợp phải viết hoa theo quy định của pháp luật

5 trường hợp phải viết hoa

Pháp luật có quy định rõ ràng về một số trường hợp bắt buộc phải viết hoa. Vậy những trường hợp đó là gì và tại sao cần viết hoa? Hãy cùng NewCA tìm hiểu chi tiết qua nội dung trong bài viết ngay sau đây.

Viết hoa do phép đặt câu

Sau 1 câu hoàn chỉnh được kết thúc bởi dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) và khi xuống dòng thì viết hoa chữ cái đầu tiên của câu liền kề.

Ví dụ: Hôm nay tôi đi làm. Công ty tôi làm việc lúc 8 giờ sáng.

Viết hoa danh từ riêng tên người

Căn cứ Mục I, Mục II Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định cách viết hoa vì phép đặt câu và viết hoa danh từ riêng chỉ tên người như sau:

1. Tên người Việt Nam

  • Với tên thông thường, viết chữ cái đầu tiên của các âm tiết chỉ danh từ riêng tên người. Ví dụ như Nguyễn Ái Quốc, Trần Quốc Toản….
  • Tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu các âm tiết. Ví dụ như: Cụ Hồ, Vua Hùng, Bà Triệu….

2. Tên người nước ngoài chuyển sang tiếng Việt

  • Nếu phiên âm sang âm Hán Việt thì viết như tên người Việt Nam. Ví dụ như: Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn…
  • Nếu không phiên âm sang âm Hán Việt thì viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mỗi thành phần. Ví dụ như: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin…
anh bai viet 3

Viết hoa tên địa lý

Tên địa lý Việt Nam

Tên đơn vị hành chính cấu tạo giữa danh từ chung với tên riêng của đơn vị hành chính đó thì viết hoa chữ cái đầu của tâm tiết tạo thành tên riêng. Ví dụ như: tỉnh Hà Giang, thành phố Hạ Long….

Nếu tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung cùng số, tên người, tên sự kiện lịch sử thì viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó: Ví dụ như Phường Điện Biên Phủ, Quận 5…

Một số trường hợp viết hoa đặc biệt: Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội.

Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình và danh từ riêng có 1 âm tiết trở lên trở thành tên riêng của địa danh đó được viết hoa tất cả chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ như Cầu Giấy, Vũng Tàu, Cửa Lò…

Tên địa chỉ 1 vùng miền được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng với từ chỉ phương hướng thì viết hoa chữ cái đầu của tất cả âm tiết tạo thành. Ví dụ như Tây Bắc, Bắc Bộ, Nam Trung Bộ….

Tên địa lý nước ngoài được phiên âm tiếng Việt

Với tên được phiên âm Hán Việt thì viết như quy tắc viết hoa của tên địa lý Việt Nam. Ví dụ như: Thượng Hải, Bình Nhưỡng, Bắc Kinh…

Tên địa lý không phiên âm Hán Việt thì viết như ví dụ sau đây: Mát-xcơ-va….

Viết hoa tên các tổ chức, cơ quan

Tên cơ quan Việt Nam

1. Viết hoa các chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ như Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chi Cục Thuế Thành phố Hà Nội…

2. Trường hợp việt hoa đặc biệt: Văn phòng Trung ương Đảng, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam…

Tên cơ quan nước ngoài

1. Tên cơ quan, tổ chức đã dịch nghĩa thì viết hoa như của Việt Nam. Ví dụ như: Tổ chức Y tế thế giới, Liên hợp quốc…

2. Tên cơ quan dùng trong văn bản viết tắt thì viết bằng chữ in hoa như tên gốc hoặc chuyển tự La-tinh. Ví dụ như: ASEAN, UNDP, WTO…

Một số trường hợp khác

1. Danh từ đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.

2. Tên huân chương, danh hiệu, huy chương: Huân chương Sao vàng, Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ Ưu tú,…

3. Tên chức vụ, học vị: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội,….

4. Danh từ chung đã riêng hóa: Chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác, Người, chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng…

5. Tên ngày lễ, kỷ niệm: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10…

6. Tên các loại văn bản: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động…

7. Tên các ngày lễ tết: tết Đoan Ngọ, tết Nguyên Đán, tết Mậu Thân.

8. Tên các ngày: thứ Hai, thứ Ba…

9. Tên sự kiện và các triều đại: Triều Lý, Triều Lê, Cách mạng tháng Tám, trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút…

10. Tên sách báo, tạp chí, tác phẩm: tạp chí Cộng sản, từ điển Bách khoa toàn thư….

Nef Digital SEOON