Sau khi ký hợp hợp đồng thương mại, các bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, một số đơn vị cố tình hay vô ý vi phạm hợp đồng thương mại. Để bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm, pháp luật đã ban hành chế tài xử phạt hành vi vi phạm hợp đồng. Hãy cùng NewCA tìm hiểu một số quy định trong bài viết sau.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA
Mục lục
#1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Khi chủ thể tham gia hợp đồng thương mại bị ảnh hưởng quyền lợi do vi phạm hợp đồng thương mại thì pháp luật buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng.
Khoản 1 – Điều 297 tại Luật Thương mại 2005
Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện theo đúng hợp đồng và bên vi phạm phải chịu toàn bộ khoản chi phí phát sinh. Chế tài buộc chủ thể vi phạm có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp giao thiếu hàng hóa, cung ứng sai loại hình dịch vụ đã thỏa thuận trước đó.
Trường hợp đối tác giao hàng, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì bên bị vi phạm có thể từ chối nhận hàng và được quyền yêu cầu bên vi phạm cung ứng lại hàng hóa, dịch vụ theo đúng hợp đồng.
Khoản 2, 3 – Điều 297 của luật thương mại
Bên vi phạm hợp đồng thương mại phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế khi hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng. Mặt khác, không được khắc phục hậu quả bằng cách dùng hàng hóa khác mẫu mã, chủng loại hay dịch vụ khác để thay thế. Trừ trường hợp, bên bị vi phạm chấp nhận.
Trường hợp bên vi phạm không chịu thực hiện những quy định trên thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của đơn vị khác để thay thế. Và bên vi phạm có nghĩa vụ phải chi trả các khoản phí đó (kể cả phần chênh lệch) thay bên bị vi phạm hợp đồng thương mại.
#2. Phạt vi phạm hợp đồng
Điều 300 – Luật Thương mại 2005 chỉ rõ: “Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng được hiểu là phạt vi phạm. Loại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294.”
Vì vậy, chỉ khi trong hợp đồng có sự thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng thương mại thì bên bị vi phạm mới có quyền áp dụng phạt vi phạm hợp đồng thương mại này. Bên cạnh đó, việc áp dụng chế tài không căn cứ vào việc bên bị vi phạm có xảy ra thiệt hại hay không.
Điều 301 – Luật thương mại 2005 về mức phạt vi phạm hợp đồng
Theo Bộ luật này, bên vi phạm sẽ trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, số tiền này không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Mức phạt và tổng mức phạt đối với hình phạt vi phạm hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận.
#3. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là một trong những chế tài được áp dụng khá phổ biến vì có sự vi phạm hợp đồng thương mại.
Điều 303 tại Bộ luật Thương mại 2005
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau:
- Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại gây thiệt hại thực tế, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của bên còn lại
- Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là nguyên nhân chính trực tiếp gây ra thiệt hại
Lưu ý, nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì bên bị vi phạm không thể đòi bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
Điều 304 – Luật thương mại
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có bằng chứng để chứng minh tổn thất do hành vi của bên vi phạm gây ra và lợi ích trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại.
Điều này nhằm tránh việc, một trong các bên gian lận đòi bồi thường thiệt hại mà không có hành vi vi phạm. Ngoài ra, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm không áp dụng biện pháp hạn chế tổn thất.
#4. Tạm ngừng quá trình thực hiện hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là hành vi của một trong số các bên dừng nghĩa vụ được quy định rõ trong hợp đồng thương mại. Cụ thể:
- Xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng thương mại và hành vi này được thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng
- Một bên vi phạm quy định cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Lưu ý, mặc dù hợp đồng thương mại bị tạm ngừng bởi lý do nào đó thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Và bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
#5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Nếu hợp đồng có thỏa thuận rằng hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng thì việc đình chỉ thực hiện hợp đồng sẽ có hiệu lực.
Khi hợp đồng bị đình chỉ thì hợp đồng sẽ chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Đồng thời, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.
#6. Hủy bỏ hợp đồng
Hủy bỏ một phần hợp đồng được hiểu là cắt bớt thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng. Những phần không bị lược bỏ vẫn còn hiệu lực pháp lý. Cũng giống đình chỉ thực hiện hợp đồng, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm được thỏa thuận từ trước là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.
Sau khi hợp đồng được hủy bỏ, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng. Trừ những thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và vấn đề giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích từ phần nghĩa vụ đã thực hiện theo hợp đồng. Nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì phải thực hiện đồng thời.
Tóm lược nội dung
Những chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng thương mại là gì?
#1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
#2. Phạt vi phạm hợp đồng
#3. Bồi thường thiệt hại
#4. Tạm ngừng quá trình thực hiện hợp đồng
#5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
#6. Hủy bỏ hợp đồng
CÔNG TY CỔ PHẦN NEWCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/