Pháp luật có quy định về việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay còn gọi là đuổi việc. Nhưng cũng có một vài trường hợp doanh nghiệp không có quyền sa thải nhân viên. Nếu có thì cần đền bù, bố trí công việc khác phù hợp…. tùy theo bối cảnh lúc đó.
Mục lục
Khi nào doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Theo Khoản 1, Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo Hợp đồng lao động đã ký kết, được xác định theo quy chế của công ty. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do doanh nghiệp ban hành nhưng phải có ý kiến từ tổ chức đại diện người lao động.
Trường hợp 2
Người lao động bị ốm, tai nạn, đã điều trị dưới 12 tháng liên tục nếu ký hợp đồng không xác định thời hạn, dưới 6 tháng với người làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng – 36 tháng mà chưa có khả năng hồi phục.
Nếu sức khỏe của người lao động hồi phục thì doanh nghiệp có thể xem xét và tiếp tục ký kết hợp đồng với người lao động.
Trường hợp 3
Người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể thay đổi, buộc giảm chỗ làm việc.
Một số trường hợp khác:
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc theo quy định ở Điều 31, Luật Lao động 2019.
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định ở Điều 169 Luật Lao động 2019.
- Người lao động tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng từ 5 ngày trở lên.
- Người lao động không cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin theo quy định ở Khoảng 2, Điều 16 Bộ luật Lao động 2019.
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp cần tuân thủ về thời hạn báo trước theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 36 của Luật Lao động 2019, Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA
3 trường hợp doanh nghiệp không được sa thải người lao động
Pháp luật có quy định một số trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
- Trường hợp 1: Người lao động bị ốm, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, đang thực hiện điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Trường hợp 2: Người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ vì việc riêng và trường hợp khác được doanh nghiệp đồng ý.
- Trường hợp 3: Người lao động là nữ mang thai, đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bên cạnh 3 trường hợp trên, Pháp luật cũng quy định doanh nghiệp không được sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nuôi con dưới 12 tháng…. trừ các trường hợp:
- NLĐ là cá nhân qua đời.
- Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi nhân sự.
- Đã mất tích.
- Một số trường hợp khác theo quy định của Pháp luật
Nghĩa vụ khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng
Nếu doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ở 1 trong 3 trường hợp trên thì sẽ được coi là trái pháp luật và cần có nghĩa vụ như sau:
- Nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã giao kết, phải thanh toán lương, đóng bảo hiểm theo những ngày lao động không được làm việc, trả thêm cho người lao động 1 khoản tiền bằng 2 tháng lương theo hợp đồng.
- Sau khi được nhận làm việc trở lại, người lao động hoàn trả doanh nghiệp các khoản trợ cấp mất việc nếu có nhận trước đó.
- Người lao động không muốn tiếp tục công việc thì ngoài khoản tiền nêu trên thì cần trợ cấp thôi việc cho lao động để chấm dứt hợp đồng.
- Nếu doanh nghiệp không muốn nhận lại người lao động thì ngoài các khoản tiền trên, phía doanh nghiệp cần bồi thường thêm cho người lao động ít nhất 2 tháng lương theo hợp đồng.
Trên đây là 3 trường hợp doanh nghiệp không được đuổi việc người lao động dù cho có bất kỳ lý do nào khác. Doanh nghiệp cần tuân thủ đúng luật, đúng quy định, làm đúng quy trình để tránh gặp rắc rối liên quan.
Để tối ưu hóa các thủ tục trong vận hành doanh nghiệp như: Thuế, BHXH, hóa đơn điện tử…. Doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm của NewCA. NewCA cung cấp trọn bổ giải pháp về hóa đơn điện tử, kế toán, thuế, bảo hiểm xã hội, chữ ký số… giúp doanh nghiệp tối ưu quá nhiều quy trình, tiết kiệm chi phí, nguồn lực cũng như thời gian. Vì sao nên sử dụng dịch vụ của NewCA? – Các phần mềm đều có giao diện thân thiện, dễ nhìn, dễ sử dụng. – Tính bảo mật cao, có thể phân quyền người dùng, hạn chế dữ liệu bị lấy cắp. – Đội ngũ NewCA support 24/7, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, hỗ trợ tối đa các vấn đề liên quan. – Ngân hàng SeAbank, Agribank, Đại học Sư phạm HN… cùng nhiều doanh nghiệp khác cũng đã tin tưởng và sử dụng NewCA trong quản trị doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể hơn về giải pháp của NewCA, doanh nghiệp có thể để lại thông tin tại đây: https://newca.vn/ |